Gia đình mới

Tác hại đằng sau những bữa lẩu nướng

  • Tác giả : Thu Hương(T/H)
Các món ăn chế biến bằng cách nướng là món ăn được ưa chuộng ở nhiều người hiện nay, món ăn đem lại sự ngon miệng nhưng đằng sau nó lại chứa nhiều nguy cơ gây bệnh.

Các cách ăn lẩu nướng

Nướng trong chảo và trực tiếp trên bếp gas:

Khi nướng trên ngọn lửa gas, thực phẩm sẽ bị đốt cháy với mức độ nhanh và nhiệt độ cao. Từ đó, thực phẩm sản sinh ra chất AGE. Đây là hợp chất glycate hóa bền vững giúp thực phẩm có màu hấp dẫn, mùi rất thơm và vị ngon, giòn dễ chịu.

Khi chất này đi vào trong cơ thể thương thần kinh, nằm dưới da sẽ khiến da nhăn nheo… Từ đó, cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn so với tuổi. Nguy hiểm hơn nữa là AGE còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh…, tùy mức độ và sự di chuyển vào cơ quan nào, cũng tạo ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng… Chúng gây đột biến tế bào và ung thư.

Hiện nay ở các thành phố tràn lan những quán nướng giá rẻ nướng trên chảo, việc này tạo ra các chất AGE, axit amin thơm, amin dị vòng là các độc tố với cơ thể, tuy nhiên, mức độ của những chất này sẽ ít hơn.

Nướng bằng than hoa:

Đồ nướng trên than hoa (than củi) còn sản sinh ra một số chất khác, tiêu biểu là chất bột nướng. Chất bột nướng sẽ tạo thành hydrat cacbon bị cháy ở nhiệt độ cao, tạo ra acrylamide, đây cũng là chất gây ung thư.

Việc nướng trên bếp than (cả than đá và than hoa) cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu chẳng may hít phải. CO kết hợp với chất hemoglobin tạo thành med-hemoglobin khiến con người mắc chứng tê liệt vì oxy không được vận chuyển đi nuôi cơ thể.

Nướng bằng lò nướng, bếp từ, bếp điện: Với những loại bếp điện cũng sinh ra những chất có hại nhưng ở mức độ ít hơn.

Tác hại của việc ăn nhiều đồ nướng:

Tăng cân

Nướng là một trong những cách tuyệt vời để tiêu thụ ít chất béo hơn. Tuy nhiên, việc pha chế các loại nước sốt cũng như gói gia vị tẩm ướp nhiều đường hóa học có thể làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể.

Đồng thời, đồ nướng thường sử dụng các loại thịt nhiều mỡ, ít protein nên rất bất lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Do đó, nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo và thay thế nước sốt bằng các chất tạo ngọt lành mạnh như sucrose, siro và mật ong.

Tăng nguy cơ ung thư

Nướng gây ra sự gia tăng benzopyrene, một loại hydrocacbon gây ung thư do quá trình đốt cháy chất béo không hoàn toàn. Benzopyrene có thể gây đột biến ADN, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là ung thư phổi.

Thêm vào đó, kết hợp thịt nướng với thức uống có gas sẽ làm suy giảm lượng vôi trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hình thành các tế bào xương, đặc biệt là gây ung thư xương.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Tiêu thụ nhiều thịt nướng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường loại 2, các bệnh liên quan đến tim mạch và hội chứng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, món nướng còn góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa. Do đó, chỉ nên tiêu thụ các món nướng từ 1-2 lần/tuần.

Ăn nướng đúng cách để giảm tác hại

Theo chuyên gia, trước khi nướng, nên bọc thịt qua lá chuối, giấy thiếc hoặc đất sét. Lớp bọc này chịu được nhiệt độ cao, lại bảo vệ thức ăn không bị quá lửa, nên món ăn sẽ giữ được nước, lại chống cháy cho phần da trước khi phần thịt chín hoàn toàn.

Cần chú ý thời gian nướng và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, dụng cụ nướng cũng cần đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu thực phẩm có phần bị cháy thì dùng kéo cắt bỏ phần đó đi trước khi dùng, bởi ăn phần thịt cháy rất nguy hại cho sức khỏe.

Ăn kèm với các món salad để hạn chế lượng mỡ tích tụ và dư thừa trong cơ thể do ăn nhiều thực phẩm nướng, cũng có thể dùng kèm với các loại nước ép như táo, dứa hay tráng miệng bằng quả chuối sau bữa ăn. Tuyệt đối không nên uống nước ngọt có gas khi ăn thịt nướng.

Không nên ăn quá nhiều bữa nướng gần nhau, sau mỗi lần ăn đồ nướng thì nên nghỉ ăn loại này một vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Lượng thực phẩm nướng chỉ khoảng 200 gram/bữa.

Thu Hương(T/H)

BẢN DESKTOP