Khoa học & Công nghệ

Tác dụng ít biết của tư thế ngủ nghiêng

Ngủ nghiêng vốn đã là tư thế phổ biến nhất ở con người và hầu hết động vật, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng của ngủ nghiêng.

Theo thông tin bệnh viện Xanh pôn đăng tải, các chuyên gia cho rằng, sự tích tụ của các chất hóa học góp phần vào sự phát triển của hàng loạt các dấu hiệu thần kinh nghiêm trọng.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, tư thế ngủ nghiêng là cách tốt nhất để loại bỏ các “chất thải hóa học” này. Họ tin một giấc ngủ ngắn, nằm nghiêng có thể loại bỏ các protein amyloid phá hoại gây ra bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng máy MRI để nghiên cứu các hệ thống phức tạp phụ trách nhiệm vụ xóa chất thải từ não bộ. Kết quả phân tích trên chuột thí nghiệm cho thấy cơ chế thải độc não hay còn được gọi là quá trình glymphatic hoạt động tốt nhất khi nằm nghiêng hơn là nằm ngửa hoặc nằm sấp.

Giấc ngủ có thể “dọn dẹp” những lộn xộn mà tích lũy trong quá trình chúng ta thức.

Hầu hết các bằng chứng đều cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể đẩy nhanh chứng mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer. Nghiên cứu mang tính đột phá này một lần nữa khẳng định rằng giấc ngủ có thể “dọn dẹp” những lộn xộn mà tích lũy trong quá trình chúng ta thức. Kết quả thú vị này có ý nghĩa quan trọng và sẽ được thử nghiệm trên người.

Ông Maiken Nedergaard, Đại học Rochester ở New York, cho biết: “Ngủ nghiêng vốn đã là tư thế phổ biến nhất ở con người và hầu hết động vật, có vẻ như chúng ta đã thích nghi với vị trí để có thể loại bỏ các chất thải khỏi não một cách hiệu quả nhất”.

Alzheimer là chứng mất trí phổ biến nhất khi người bệnh mất đi ký ức cũng như gặp các vấn đề về tư duy, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề. Chứng bệnh này trở nên tồi tệ theo thời gian và trở thành mối lo ngại sức khỏe hàng đầu hiện nay. Nhà nghiên cứu bệnh Alzheimer người Anh – giáo sư Christian Holscher nói: “Ở bệnh Alzheimer, một loại protein được gọi là amyloid xuất hiện và tích tụ trong não làm bị thương các tế bào thần kinh. Nó thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi và hiện nay chưa có thuốc chữa”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tư thế ngủ có thể cải thiện khả năng tự đào thải loại protein này, qua đó ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh Alzheimer. Ngủ nghiêng là một cách dễ dàng thực hiện và loại bỏ các amyloid không mong muốn.

Tiến sĩ Irshaad Ebrahim từ Trung tâm giấc ngủ London cho biết: “Đây là nghiên cứu sơ bộ rất thú vị làm nổi bật tầm quan trọng của giấc ngủ. Nghiên cứu sâu về vị trí ngủ là rất cần thiết để làm rõ những câu hỏi này..”. Phát hiện này được công bố trên tờ Neuroscience.

Theo VTC News

BẢN DESKTOP