Y học và đời sống

Tác dụng của lá sả

Theo y học cổ truyền, sả là vị thuốc quý, có mùi thơm đặc trưng. Cây sả được ví như một kho báu tinh dầu. Thành phần chính của cây sả được chứa 80 – 85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh dầu đặc biệt khác. Dưới đây là tác dụng của lá sả.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tac-dung-la-sa1.jpg

Lá sả có nhiều công dụng.

* Giúp cho hệ tiêu hóa: Dùng trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, ậm ạch, rối loạn tiêu hóa, co thắt đại tràng và bí trung tiện. Lấy 3 – 4 giọt tinh dầu sả hòa với cốc nước sôi để ấm uống trong ngày.

* Làm hạ huyết áp: Sả có tác dụng làm hạ huyết áp, làm tăng cường tuần hoàn máu, chống thiếu máu não, hết đau đầu, choáng váng. Cho 3 – 4 giọt tinh dầu sả với cốc nước uống và nghỉ ngơi.

* Trị chứng ho, chữa cảm cúm, cảm lạnh: Dùng cho những trường hợp ho khan, ho gió, ho có đờm, ho viêm nhiễm hay cảm lạnh. Củ sả, gừng tươi mỗi vị 40g rửa sạch giã nát và đun sôi với 500ml nước, để ấm ngâm dần trong ngày. Sau đó nuốt xuống họng để sát khuẩn họng. Ngoài tác dụng trị bệnh, sả còn làm đẹp cho cơ thể.

* Giảm cân, làm đẹp da, chống ung thư: Tinh dầu sả có tác dụng tốt cho việc làm sạch da một cách tự nhiên, diệt khuẩn cho da, làm cho da nhẵn mịn, hồng hào, có thể dùng lá sả đun lên để xông hoặc dùng tinh dầu sả cho vào bát nước sôi xông hơi để chữa bệnh trứng cá, mụn nhọt hay nám da mặt.

Lá sả sẽ cải thiện được làn da, làm cho các cơ săn chắc, tiêu mỡ ứ đọng, đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm cân rõ rệt, làm cho cơ thể eo thon, đẹp và duyên dáng.

Đặc biệt tinh dầu sả còn có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến rụng tóc. Người ta còn dùng tinh dầu sả xông hơi cho tăng tiết mồ hôi, lưu thông khí huyết, làn da trở nên mịn màng và hết nếp nhăn.

BS Đức Quang

(Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

BẢN DESKTOP