Y học và đời sống

Tác dụng của hoa tam thất

  • Tác giả : BS Đức Quang
(khoahocdoisong.vn) - Tam thất là một trong những vị thuốc quý, là vị thuốc bổ máu ngang với nhân sâm, người ta còn gọi là “kim bất hoán”, có nghĩa là vàng cũng không đổi được.

Tam thất có tên khoa học là  Panax Noto Jing Sieng, thuộc họ ngũ gia bì. Rễ tam thất sau khi thu hái về rửa sạch đất, cắt các rễ con, phơi nắng cho dẻo, vò đi rồi lại phơi tiếp 4-5 nắng to cho khô. Khi khô củ cứng rắn lại mới để được lâu, không bị mốc. Tam thất có nhiều cách ăn, có thể tán nhỏ ra thành bột, trộn mật ong hấp chín, ngày ăn 4-8g. Có thể ăn bột tam thất sống hoặc hầm với gà, chim đều rất ngon.

Tam thất dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ. Hoa tam thất với thành phần chính là hoạt chất củ nhân sâm RB1, RB2, có vị ngọt mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô đóng gói dùng dần. Hoa tam thất cũng chữa được nhiều bệnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm béo, dùng cho người huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, người hay hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, bốc hỏa từng cơn, can dương vượng bốc lên đầu gây khó ngủ, bực bội, cáu kỉnh, nhịp tim không đều, huyết áp tăng khó điều chỉnh, chân tay nóng, trong bụng cồn cào, đêm ngủ hay mộng mị, hay nghiến răng. Ngoài ra hoa tam thất còn có tác dụng phòng chống ung thư. Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 2-3g pha với nước sôi uống cả ngày, khi nào hết mùi và hết vị đắng thì thôi.

Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất vào bất cứ lúc nào, mùa nào và mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh, vừa nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, kéo dài tuổi thanh xuân.

BS Đức Quang (Vĩnh Hồ, HN)

BS Đức Quang

BẢN DESKTOP