Dữ liệu y khoa

Suy sụp vì thấy chỉ số ung thư phổi cao

  • Tác giả : N.Hà (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Với ung thư phổi, các dấu ấn như CYFRA 21-1, SCC, NSE, proGRP hiện được sử dụng nhiều trên lâm sàng nhưng không có vai trò để sàng lọc mà chủ yếu để theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá đáp ứng với điều trị.

Anh Nguyễn Văn K. (35 tuổi, Hà Nội) hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu sàng lọc ung thư thấy chỉ số ung thư phổi cao vọt. Anh lo lắng mất ăn, mất ngủ. Chỉ sau khi được tư vấn, khám và chiếu chụp biết là không bị sao cả, anh mới yên tâm.

Lời bàn: TS.BS Lê Hoàn, Phó trưởng Khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, mỗi loại ung thư thường có một vài dấu ấn ung thư (Tumor marker) đặc hiệu. Tuy nhiên, không phải trường hợp ung thư nào cũng tăng các dấu ấn ung thư đặc hiệu. Ngược lại, nhiều trường hợp không ung thư vẫn phát hiện thấy tăng các dấu ấn đó. ️Cho nên, việc sử dụng các dấu ấn vào sàng lọc ung thư vẫn đang được tranh luận nhiều trong thực hành lâm sàng.

Với ung thư phổi, các dấu ấn như CYFRA 21-1, SCC, NSE, proGRP hiện được sử dụng nhiều trên lâm sàng nhưng không có vai trò để sàng lọc mà chủ yếu để theo dõi tiến triển của bệnh và đánh giá đáp ứng với điều trị. Cho đến nay, việc sàng lọc ung thư phổi vẫn khuyến cáo sử dụng chụp cắt lớp vi tính liều thấp cho những người có nguy cơ.

N.Hà (ghi)

BẢN DESKTOP