Công nghệ AI có thể tạo ra ảnh giả cực kỳ chân thực, gây nguy cơ bóp méo lịch sử và nhận thức về quá khứ.
|
Những bức ảnh giả do AI tạo ra này tái hiện hoàn hảo các đặc điểm của ảnh cổ, từ kết cấu đến màu sắc và vết ố. (Ảnh: Vietnam+) |
|
Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hai thanh niên tóc vàng, tươi cười tạo dáng trước một chiếc máy bay hai tầng cánh cổ, được chú thích là Orville và Wilbur Wright. Đây là ảnh giả do AI tạo ra. Ảnh thật từ thời điểm chuyến bay đầu tiên cho thấy Orville để ria mép và Wilbur cao hơn, đội mũ, hoàn toàn khác biệt so với cặp thanh niên trong bức ảnh giả. (Ảnh: AAP.com.au) |
|
Một loạt ảnh được tạo ra bằng AI tái hiện khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm ám sát Tổng thống John F. Kennedy, bị Jack Ruby bắn chết vào năm 1963. Những ảnh này không phải tài liệu lịch sử thật mà được AI dựng lại với bố cục và chi tiết khác biệt, gây nguy cơ người xem nhầm lẫn chúng là hình ảnh thực sự từ sự kiện. (Ảnh: CNN) |
|
Nguy cơ là các thế hệ tương lai có thể hiểu sai về lịch sử khi các ảnh giả này được chấp nhận như tài liệu thật. Chất lượng ngày càng cao của ảnh AI làm giảm khả năng phân biệt thật - giả bằng mắt thường. (Ảnh: The Colour of Time with Marina Amaral) |
|
Để đối phó, các chuyên gia đề xuất tích hợp hình mờ kỹ thuật số và phát triển công cụ phát hiện ảnh giả. (Ảnh: marinaamaral.substack) |
|
Hiện tại, ảnh AI vẫn có thể nhận diện qua lỗi như chi tiết bất thường hoặc bố cục quá hoàn hảo. (Ảnh: Australian Associated Press) |
|
Lịch sử đã chứng kiến những tranh cãi tương tự với Photoshop, nhưng công nghệ dần được chấp nhận và kiểm soát. (Ảnh: Tech Xplore) |
|
Ảnh AI có thể là bước tiến công nghệ, nhưng cần sự quản lý chặt chẽ để tránh tác động tiêu cực lên lịch sử. (Ảnh: The Colour of Time with Marina Amaral) |
Mời quý độc giả xem thêm video: Elon Musk tung ảnh ôm hôn “vợ robot”: Giật mình trí tuệ nhân tạo. Video do Báo Tri thức & Cuộc sống sản xuất.