Khám phá

Sự thật bất ngờ về mặt trăng vệ tinh núi lửa của sao Mộc

Mặt trăng thứ năm của sao Mộc, Io, là mặt trăng vệ tinh có hoạt động núi lửa phổ biến nhất trong hệ Mặt trời. Nó từng có luồng lưu huỳnh phun lên cao 300km, các hồ dung nham và vùng ngập rất rộng trong quá khứ.
mặt trăng vệ tinh

Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà thiên văn tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lập bản đồ xác định 150 núi lửa trên mặt trăng iO của sao Mộc và khi các nhà khoa học quan sát, đôi khi họ vẫn phát hiện các điểm núi lửa nóng mới xuất hiện.

Ví dụ, tàu vũ trụ Juno của NASA, hiện đang quay quanh sao Mộc đã tìm thấy một điểm nóng mới có thể có trên mặt trăng vệ tinh –mặt trăng Io sao Mộc vào ngày 16/12/2017.

Dưới đây là những thông tin thú vị về mặt trăng sao Mộc được bật mí: 

Tuổi: Io khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, cùng tuổi với Sao Mộc.

Khoảng cách từ sao Mộc: Io là mặt trăng thứ năm từ sao Mộc. Khoảng cách quỹ đạo trung bình của nó là khoảng 262.000 dặm (422.000km). Io mất 1,77 ngày Trái Đất để quay quanh sao Mộc.

Kích thước: Io có bán kính trung bình 1.131.7 dặm, làm cho nó hơi lớn hơn mặt trăng của Trái Đất. Nó có hình elip nhỏ, với trục dài nhất hướng về sao Mộc. Trong số các vệ tinh Galilea, Io đứng thứ ba, sau Ganymede và Callisto nhưng nó lớn hơn mặt trăng Europa cả về khối lượng.

Nhiệt độ: Nhiệt độ bề mặt của Io trung bình khoảng -202 độ Fahrenheit (- 130 độ C), dẫn đến sự hình thành của các vùng đất lưu huỳnh. Nhưng các núi lửa của Io có thể đạt tới 3.000 F (1.649 C) bên dưới bề mặt.

Thế nên, người ta thường được iO là một thiên thể núi lửa và băng giá.

Huỳnh Dũng (theo Space, Kiến Thức)

BẢN DESKTOP