Y học và đời sống

Sởi có mấy giai đoạn?

Theo đông y, sởi là bệnh nhiệt tính “nhiệt độc nung nấu ở trong, ngoại cảm lưu hành”. Vậy sởi có mấy giai đoạn, ứng với nó là cách điều trị như thế nào?

Cần phòng tránh bệnh sởi

Hỏi: Theo đông y, bệnh sởi có mấy giai đoạn và cách điều trị như thế nào?

Nguyễn Thị Nhung (Hải Dương)

BS Ngô Quang Thái cho biết: Theo đông y, sởi là bệnh nhiệt tính “nhiệt độc nung nấu ở trong, ngoại cảm lưu hành”. Nếu sởi mọc từ trên đầu xuống toàn thân, tay, chân là mọc thuận. Nếu mọc từ dưới chân lên, không phát ở đầu, sốt cao, ho, khò khè, khó thở là chứng mọc nghịch.

Sởi có 3 giai đoạnphát bệnh 5-7 ngày, có triệu chứng sốt cao 38 -40 độ, mặt đỏ, nước mắt chảy, ho, viêm họng, niêm mạc lưỡi trắng, vàng, có nốt, ban đỏ, vành tai – mặt – cổ nổi nhiều nốt ban đỏ, lan xuống ngực – bụng – chân. Dùng bài thuốc sau: Bản lam căn 16g, kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 12g, cam thảo 6g, kinh giới 10g, tô diệp 8g, sài hồ nam 10g, phòng phong 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 16g, cát căn 16g. Nếu ho nhiều thì gia thêm mạch môn 12g.

Nếu sởi khó phát ban ra ngoài, tần mần dưới da thì gia thêm bạc hà 8g, thăng ma 8g, đạm trúc diệp 12g, cho uống 3 thang, đổ 700ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống sau ăn. Sau khi sởi phát hết, sốt đã hạ có thể dùng thuốc phù chính bổ, hậu thiên. Đối với trẻ yếu thì dùng đẳng sâm, huyền kỳ 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, thục địa 12g, táo 3 quả, mạch môn 12g, sa nhân 4g, cam thảo 6g, sắc uống như trên để trẻ ăn khỏe, nâng thể trạng của trẻ.

PH (ghi)

BẢN DESKTOP