Chiếc khiên có niên đại khoảng 1.800 tuổi làm bằng gỗ và da là một trong ít tấm khiên La Mã hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy. Nó có thể thuộc về một binh sĩ La Mã tử trận trên chiến trường.
|
Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Dura-Europos ở Syria năm 1933, các chuyên gia đã tìm thấy một chiếc khiên làm bằng gỗ và da. Theo kết quả kiểm tra niên đại, hiện vật được tạo ra vào khoảng năm 250 sau Công nguyên. Ảnh: John Bingham / Alamy Stock Photo. |
|
Chiếc khiên có hình bán trụ hiện nằm trong bộ sưu tập của Phòng trưng bày nghệ thuật Đại học Yale. Đây là một trong số ít "scutum" La Mã - loại khiên phổ biến nhất từ thế kỷ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ 3 sau Công nguyên. Ảnh: Jromansites. |
|
Việc nghiên cứu chiếc khiên tìm thấy ở Dura-Europos cung cấp cho các nhà khảo cổ nhiều thông tin giá trị về cách người xưa tạo ra nó. Ảnh: Jromansites. |
|
Người La Mã thời xưa đã ghép nhiều lớp gỗ mỏng với nhau để tạo thành một bề mặt cao 105,5 cm, rộng 41 cm và dày khoảng 6 mm. Hiện vật này đã bị vỡ thành 13 mảnh và mất "umbo" hay phần trùm - một mảnh vật liệu hình chén có tác dụng bảo vệ lỗ ở giữa nơi binh lính giữ vào khiên. Ảnh: Jromansites. |
|
Mặt trước của tấm khiên được phủ bằng da rồi được sơn. Theo Phòng trưng bày nghệ thuật của Đại học Yale, "trang trí sơn trên tấm khiên phản ánh biểu tượng chiến thắng của La Mã bao gồm một con đại bàng với vòng nguyệt quế và một con sư tử". Ảnh: Jromansites. |
|
Theo các ghi chép và nghiên cứu của giới chuyên gia, người La Mã đã biến Dura-Europos thành một phần của đế chế vào năm 165 sau Công nguyên. Tuy nhiên, thành phố này bị bỏ hoang vào năm 256 sau Công nguyên sau khi bị quân lính Đế chế Sasanian của Iran vây hãm. Ảnh: Jromansites. |
|
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 19 bộ hài cốt của binh lính La Mã cùng với tất cả vũ khí và áo giáp của họ, bao gồm cả scutum trong một đường hầm dưới một tòa tháp pháo đài ở Dura-Europos. Ảnh: alison-morton. |
|
Trong khi những binh sĩ này có thể chỉ bị mắc kẹt trong một đường hầm bị sập, một số chuyên gia cho rằng người Sassanid có thể đang mai phục, chờ binh sĩ La Mã rồi sử dụng naphtha - loại vũ khí hóa học cổ đại khiến nạn nhân ngạt thở. Ảnh: alison-morton. |
|
Sau trận chiến với người Sassanid, người dân ở Dura-Europos đã chạy trốn khiến thành phố này bị bỏ hoang phế. Mãi đến năm 1920, nhà khảo cổ học người Mỹ James Henry Breasted tìm thấy cái tên "Dura" trên một dòng chữ Hy Lạp trên cổng chính của thành phố cổ Dura-Europos. Ảnh: Yale University Art Gallery, New Haven, 1933.715. |
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.