Doanh nghiệp

SCB tăng cường giao dịch trực tuyến để ngừa virus corona

  • Tác giả : PV
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV) đang diễn biến hết sức phức tạp, ngành Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã chủ động đưa ra các biện pháp giúp người dân phòng ngừa dịch bệnh.

Tiền mặt - Ổ bệnh tiềm ẩn

Virus cúm ở người trên thực tế đã được chứng minh có thể dễ dàng sống sót trên các đồng tiền và lây truyền qua tiếp xúc tay. Tiền giấy, tiền polymer hay tiền xu đều có tiềm năng là nguồn của các tác nhân gây bệnh và là rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.

Tiền mặt được luân chuyển từ tay người này sang người khác và theo đó, các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại virus có thể xảy ra. 


Một nghiên cứu khoa học của trường Đại học New York (Mỹ) có tên là “Dự án tiền bẩn” vào năm 2014 đã công bố sự hiện diện của 3.000 loại vi khuẩn khác nhau sống trên 80 tờ tiền mệnh giá 1 đô la Mỹ lưu hành ở New York.

Những vi khuẩn này đến từ da người, miệng… và vì là tiền, chúng có thể được vận chuyển và trao đổi tự do trên khắp thế giới.

Dù tại thời điểm này chưa thể xác định tiền mặt có là mối lo ngại lây lan dịch bệnh hay không thì một số nhà khoa học đã khuyến cáo người dân cũng nên dần chuyển sang các hình thức thanh toán số, tận dụng các tiện ích mà thương mại điện tử mang lại, thay vì giao tiếp trực tiếp và giao dịch tiền mặt với nhau trong giai đoạn nCoV bùng phát.

Những giao dịch đơn giản trong cuộc sống hàng ngày người dân có thể thực hiện thanh toán điện tử không tiếp xúc với tiền mặt ngay được để phòng chống lây lan virus corona như chuyển tiền, nhận tiền; nạp tiền điện thoại trả trước trả sau; thanh toán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, nhà hàng, mua vé xem phim, vé máy bay, vé tàu, thanh toán mua hàng qua mạng; thanh toán điện nước, phí dịch vụ chung cư, dịch vụ công, vay tiêu dùng, bảo hiểm, thanh toán viện phí…

Toàn ngành ngân hàng chung tay phòng chống dịch bệnh

Khẩu trang vốn là vật theo quy định phải tháo bỏ trước khi vào NHNN hay các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại thì giờ đã được khuyến khích đeo để phòng dịch, theo văn bản số 479/NHNN-VP của NHNN cho phép người dân cùng nhân viên ngân hàng đeo khẩu trang khi giao dịch nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona từ người sang người.

NHNN chi nhánh TP.HCM đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn cũng bổ sung quy định giao dịch tiền mặt kể cả kiểm ngân và người dân đều phải đeo khẩu trang.

Người ra vào tòa nhà NHNN đều được đo thân nhiệt, nếu nhân viên TCTD đến giao dịch thân nhiệt cao hơn mức Bộ Y tế cho phép sẽ được đưa đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất. Các ngân hàng cũng đều trang bị nước sát khuẩn để ngay nơi giao dịch tiền mặt rửa tay trước và sau khi giao dịch. 

Một số ngân hàng đã ngay lập tức thực hiện truyền thông, khuyến khích khách hàng của ngân hàng mình tăng cường giao dịch trực tuyến, giao dịch tại nhà, không cần trực tiếp đến quầy giao dịch.

Như ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB ra thông tin về chương trình “Gửi tiết kiệm online – Nhận quà liền tay qua email”. Đây là ngân hàng đầu tiên trên thị trường cấp sổ tiết kiệm online tích hợp mã QR qua email vừa an toàn vừa ưu đãi với lãi suất lên đến 8,76%/năm.

SCB cũng đồng thời thực hiện hàng loạt các ưu đãi khi sử dụng dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking của SCB gồm: Miễn phí thường niên dịch vụ eBanking và SMS biến động số dư; miễn phí chuyển tiền online liên ngân hàng với số tiền giao dịch lên đến 03 tỷ đồng/ngày; và miễn phí chuyển tiền nhanh 24/7, thanh toán hóa đơn và thanh toán các tiện ích khác.

Hiện nay, khách hàng của SCB chỉ cần đăng ký dịch vụ SCB Mobile Banking, tải ứng dụng trên thiết bị di động và kết nối Internet là có thể đặt mua vé xem phim, vé tàu xe giá rẻ, đặt phòng khách sạn qua chức năng ‘Booking’ mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng, an toàn mà không cần mất thời gian đến trực tiếp điểm bán hàng.

SCB đang triển khai chương trình “Mở rộng tính năng thanh toán QR Pay”. Ngoài việc có thể thanh toán QR trực tiếp tại các điểm bán hàng, khách hàng của SCB còn có thể thanh toán các hóa đơn bằng cách quét mã QR trên thông báo cước, giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại… do nhà cung cấp gửi đến thông qua tính năng “QR Pay” trên SCB Mobile Banking.

PV

BẢN DESKTOP