Gia đình mới

Sàng lọc khám khiếm thính cho trẻ mầm non tránh tàn tật vĩnh viễn

  • Tác giả : Thúy Nga
Trẻ nghe kém bị cản trở giao tiếp với thế giới, không được điều trị kịp thời sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ thậm chí tàn tật vĩnh viễn…

Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, Hà Nội đã phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn để tổ chức khám khiếm thính cho hơn 3000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ được vệ sinh tai, khám sàng lọc bằng phương pháp đo “âm ốc tai” (OEA).

Việc khám khiếm thính sẽ giúp phát hiện sớm một số trẻ có khả năng mắc bệnh liên quan đến thính giác.

Những trẻ em này, đã được cán bộ Trung tâm y tế tư vấn và thông báo kết quả đến giáo viên chủ nhiệm, gia đình; đồng thời, giới thiệu cho gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để chuẩn đoán, xác định chuyên sâu và có hướng điều trị kịp thời.

Đây thực sự là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía phụ huynh học sinh.

Khám khiếm thính cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Thạch Thất

Khám khiếm thính cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tương tự nhiều quận huyện tại Hà Nội như Nam Từ Liêm, Tây Hồ… đã tổ chức khám khiếm thính cho trẻ mầm non để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Các bác sĩ cho biết, nghe là một giác quan hàng đầu để giao tiếp với thế giới, trẻ nhỏ sử dụng khả năng nghe để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ ngay từ khi mới chào đời, bắt đầu từ những âm thanh đầu tiên của cuộc sống…

Trẻ nghe kém bị cản trở giao tiếp với thế giới, không được điều trị kịp thời sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ thậm chí tàn tật vĩnh viễn…

Vì vậy, Hà Nội đã thực hiện Đề án “Tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh”, trong đó có chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ mầm non.

Hoạt động khám nhằm mục đích phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, từ đó thông báo cho gia đình để trẻ được thăm khám chuyên sâu và có kế hoạch can thiệp sớm giúp trẻ cải thiện khả năng thính lực, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và học tập, giao tiếp, hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội;

Hoạt động khám khiếm thính góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là các gia đình có trẻ từ 0-60 tháng tuổi, phụ nữ có thai, giáo viên các trường mầm non tầm quan trọng của việc phát hiện và can thiệp sớm trẻ khiếm thính.

Bên cạnh việc tổ chức khám sàng lọc khiếm thính, các Trung tâm Y tế quận huyện tại Hà Nội còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho các gia đình có con nhỏ như:

Khám khiếm thính cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Thạch Thất:

Khám khiếm thính cho trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Thạch Thất:

Tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc khiếm thính cho đối tượng là phụ nữ có thai, người nhà của các trẻ từ 0-60 tháng tuổi;

Các chuyên gia y tế cho biết: Trung bình cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2-3 trẻ bị nghe kém. Con số này tăng lên đối với những trẻ cần chăm sóc đặc biệt. Việc phát hiện muộn có thể khiến trẻ phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, ảnh hưởng về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được tầm soát và điều trị nghe kém càng sớm càng tốt.

Cần kiểm tra thính lực cho những trẻ chậm nói, viêm tai thường xuyên hoặc tái phát; gia đình có người khiếm thính do di truyền, mắc các hội chứng liên quan đến thính lực như Down, Alport; mắc bệnh truyền nhiễm gây mất thính lực như viêm màng não, sởi, CRV (cytomegalovirus); sử dụng các thuốc điều trị gây mất thính lực như kháng sinh và một số hóa chất trị liệu, học kém, đã được chẩn đoán không có khả năng học tập do tự kỷ, rối loạn phát triển đều khắp.

Ngoài ra, những trẻ sinh ra có cân nặng dưới 1kg, trẻ sinh non, trẻ phải hỗ trợ thở hơn 10 ngày sau sinh khi, trẻ có điểm số Apgar thấp, mắc bệnh vàng da nặng sau sinh, não úng thủy, mẹ bị bệnh khi mang thai cũng cần được kiểm tra thính lực.

Trẻ nghe kém càng được chẩn đoán và điều trị từ sớm thì càng có cơ hội phục hồi chức năng để phát triển toàn diện.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP