Dinh dưỡng

Rong biển rất bổ dưỡng, nhưng 3 nhóm người này cần thận trọng khi ăn

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Rong biển chứa nguồn vitamin A, B12, canxi và iốt dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Dưới đây là một số nhóm người được khuyến cáo cần thận trọng khi ăn rong biển.
Rong biển rất bổ dưỡng, nhưng 3 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Rong biển rất bổ dưỡng, nhưng 3 nhóm người này tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng nên chú ý khi ăn rong biển. Theo khuyến cáo, trẻ từ 1 - 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg iốt/ngày, phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên tiêu thụ 0.22 - 0.27mg iốt/ngày. Mặt khác, trong 100g rong biển chứa từ 1 - 1.8mg iốt. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên ăn quá 100g rong biển mỗi ngày và chia thành nhiều bữa, không ăn quá nhiều cùng một lúc.

Rong biển có đặc tính mát nên không được ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ, người có cơ địa hàn, tiền sử dị ứng với tảo và các loại hải sản khác. Ăn nhiều dễ bị cảm lạnh, tiêu chảy, đau bụng,...

Người mắc bệnh cường giáp

Người mắc bệnh cường giáp thuộc nhóm những người không nên ăn rong biển vì hàm lượng iốt trong thực phẩm này khá cao nên có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bị cường giáp nên tránh ăn rong biển.

Người bị mụn nhọt

Mặc dù rong biển có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng phù hợp. Đặc biệt với những người bị mụn trứng cá thì không nên ăn rong biển, việc ăn rong biển tuy không quá có hại nhưng có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn và khó điều trị.

Thực phẩm không ăn cùng rong biển

Không nên ăn rong biển cùng với các thực phẩm như hồng, trà hay trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp với nhau, sẽ tạo chất kết tinh khó hòa tan, khiến dạ dày và ruột khó tiêu hoá. Tiết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng cùng với rong biển vì làm giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, kiều mạch,… cũng không nên nấu với rong biển.

Một số lưu ý khi chế biến rong biển

Khi chế biến rong biển cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo dinh dưỡng:

Chọn mua rong biển chất lượng: Nên chọn loại rong biển mới thu hoạch để đảm bảo dưỡng chất.

Loại bỏ mùi tanh: Mùi tanh là đặc tính tự nhiên của rong biển. Khi sử dụng, bạn có thể dùng một chút dầu mè hoặc gừng để khử mùi mà không làm thay đổi độ tươi và hương vị đặc trưng của loại thực phẩm này.

Không nấu quá lâu: Nấu quá lâu khiến rong biển trở nên dai hoặc quá mềm, làm mất đi hương vị. Ngoài ra, nấu quá lâu sẽ làm mất đi đáng kể lượng dinh dưỡng. Vì vậy, cách tốt nhất là cho vào khi nước sôi cho đến khi rong biển vừa chín tới thì tắt bếp.

Không ngâm trong nước quá lâu: Khi ngâm rong biển khô trong nước, chỉ nên ngâm từ 5 - 10 phút cho đến khi rong nở đều, bóp nhẹ cho bớt muối rồi vớt ra để ráo nước. Các khoáng chất và chất dinh dưỡng chứa dễ bị mất đi nếu ngâm rong biển trong nước quá lâu.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP