Y học và đời sống

Quả mận chữa khí hư bạch đới

  • Tác giả : BS Kim Lan, nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư
(khoahocdoisong.vn) - Mận được nhiều người ưa chuộng trong đó chị em phụ nữ là chủ yếu. Theo Đông y, quả mận có vị chua chát, tính bình hơi nóng. Tuy nhiên, mận có nhiều tác dụng trị bệnh.

Mận có nhiều vitamin trong đó có vitamin C là chủ yếu. Ngoài ra, mận còn có chất béo, chất đạm và cacbonhydrat như canxi, photpho, manhe, kali, kẽm, đồng... Mận có tác dụng trị các bệnh đau mỏi xương khớp, đau họng, huyết áp cao và vết thương do côn trùng đốt.

*Nhân hạt mận: Tác dụng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng, lợi thủy. Trị các chứng ho có đờm, chướng bụng, xơ gan, táo bón.

Cách dùng 6-10g hạt nhân, sắc nước uống trong ngày.

*Rễ: Thanh nhiệt hạ khí, giải độc, giảm đau, trị bệnh đau răng, tiêu khát, viêm đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, kiết lỵ, mắt mờ, bệnh sởi...

Liều dùng 15-20g rễ của cây mận sắc nước uống trong ngày. Uống kiên trì khi khỏi thì dừng.

*Lá mận: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trị các chứng bệnh sốt cao, phù thũng, lở loét vết thương do kim loại gây ra, trẻ em sốt cao... Liều dùng 10-20g lá sắc nước uống trong ngày. Vết thương ngoài da dùng lá mận rửa sạch đun sôi lọc lấy nước tắm còn bã đắp vào vết thương.

*Chữa khí hư bạch đới: Rễ mận 20-30g sắc uống trong ngày chữa bệnh phụ nữ.

*Chữa sốt cao co giật ở trẻ em: Lấy 20-30g lá mận sắc lên cho trẻ uống, có thể cho thêm 1 thìa đường cho dễ uống.

*Chữa bệnh đau  mắt: Dùng 1-2g bột nhân hạt mận uống với nước sắc hay hãm trong nước đều được.

* Chữa ho khan không có đờm: Có thể ăn mận tươi hoặc dùng mận xay sinh tố cho thêm chút mật ong uống trong ngày.

BS Kim Lan, nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư

BẢN DESKTOP