Gia đình mới

Phòng tránh say nắng khi đi du lịch dịp lễ 30/4-1/5

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Du lịch vào những ngày hè nóng bức như thế này, nguy cơ bị say nắng là rất cao. Việc xử lý tình trạng này đòi hỏi sự nhạy bén và kịp thời, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 thời tiết trên cả nước chủ đạo nắng nóng gay gắt, nguy cơ sốc nhiệt rất cao nên người cần lưu ý tới điều kiện sức khỏe khi đi du lịch.

Phòng tránh say nắng khi đi du lịch dịp lễ 30/4-1/5. Ảnh minh họa

Phòng tránh say nắng khi đi du lịch dịp lễ 30/4-1/5. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số bí kíp phòng tránh say nắng khi đi du lịch 30/4-1/5:

Uống nhiều nước

Trời nắng nóng cơ thể rất nhanh bị mất nước, khi đó bạn dễ say nắng hơn. Vì thế, hãy đảm bảo rằng mình uống nhiều nước. Nếu bạn tham gia các hoạt động vui chơi thì việc uống nước càng cần thiết hơn. Dù chưa cảm thấy khát, bạn vẫn nên uống nước. Lưu ý rằng, nếu đang thấy nóng bức, hoặc vừa hoạt động ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nước đá, nước lạnh để tránh sốc nhiệt và có thể dễ bị cảm.

Làm mát cơ thể

Tắm nước mát thường đem lại cho cơ thể cảm giác dễ chịu hơn hoặc cũng có thể tắm nước ấm hay đơn giản chỉ là vỗ nước mát lên mặt, tay, chân. Ở bên ngoài, hãy tìm đến bể bơi hay biển.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng nếu nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C, cố gắng cách 2 tiếng, tắm hoặc vẩy nước lên tay chân hay đắp khăn mát lên người. Mẹo nhỏ này sẽ giúp cơ thể tránh khỏi sự sốc nhiệt.

Không hoạt động quá lâu giữa trời nắng nóng

Để hạn chế bị say nắng, cách tốt nhất là bạn không nên hoạt động quá lâu dưới ánh nắng, đặc biệt là trong khoảng thời gian buổi trưa. Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời, bạn nên trang bị đầy đủ mũ nón, mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, tốt hơn hãy lựa chọn trang phục được may bằng chất liệu cotton hay lanh và thích hợp nhất với các gam sáng màu. Nếu các chất liệu may mặc màu đen hay màu sẫm, chúng sẽ hấp thụ tất cả ánh nắng và nhiệt độ.

Ngược lại, hãy quên đi những chất liệu làm từ sợi tổng hợp và trang phục chật chội. Chúng sẽ làm da “nghẹt thở” nên kích thích đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến mất nước.

Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nóng nhất

Khi nhiệt độ ngoài trời vượt qua ngưỡng 30 độ C, tốt hơn hết là đi ra khỏi nhà sớm hơn vào buổi sáng và trở về muộn hơn vào buổi chiều. Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều.

Trong trường hợp phải ra ngoài, hãy bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của các tia UV bằng mũ, áo chống nắng, khẩu trang, kính râm, ô…

Trang bị đồ bảo vệ

Khi lao động ngoài trời phải đội mũ, nón, tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.

Không ngồi quá lâu trong xe ô tô đang tắt máy

Khi xe ô tô đang tắt máy, máy lạnh sẽ không hoạt động. Sau 10 phút, nhiệt độ bên trong xe lúc này sẽ cao hơn từ 6 đến 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Nếu bạn ngồi trong xe càng lâu thì nhiệt độ cơ thể cũng vì vậy mà tăng cao hơn, dẫn đến say nắng. Thậm chí, nhiều trường hợp tử vong ở trẻ em đã được ghi nhận là do ở trong xe ô tô đã tắt máy quá lâu.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP