Y học và đời sống

Phẫu thuật thay thế đĩa đệm qua kính hiển vi

Bệnh lý cột sống thường gặp ở tuổi 30-50 gây ảnh hưởng tới người lao động. Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở vị trí đốt sống cổ, lưng. Thoát vị đĩa đệm khi bước vào giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời, ngay cả việc phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với phẫu thuật thay thế đĩa đệm qua kính hiển vi nhiều bệnh nhân đã thoát bệnh.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Anh Nguyễn Thắng (Mỹ Đức, Hà Nội) nhập viện Bệnh viện 103 trong tình trạng đau ê ẩm vùng cổ và cột sống, đau lan xuống chân tay, không đi lại được. Hơn 1 tháng sau khi được các bác sĩ Bệnh viện 103 phẫu thuật đĩa đệm, anh đã đi xe máy bình thường…

Bệnh lý đau cột sống do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là thoát vị cột sống. Lúc đầu bệnh nhân chỉ có cảm giác đau vùng cổ, thắt lưng, sau đó nếu bị đau ở cổ sẽ đau lan ra tay, đau vùng lưng thì lan ra chân, và dần dần đau cả chân, tay, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến bại và liệt chi.

Bệnh nhân được điều trị hầu hết là nội khoa (dùng thuốc, châm cứu, tiêm tại chỗ…) và phẫu thuật chiếm 10-20. Bệnh này không chỉ do chèn ép cơ học mà còn do thái hóa đĩa đệm cột sống kèm theo. Đến giai đoạn nhất định, bệnh nhân cần phẫu thuật, nếu không sẽ teo cơ và liệt chi.

Từ trước đến giờ có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống, như: Sử dụng tia laser, sóng cao tần, nhưng nó chỉ có hiệu quả khi bênh nhân phát hiện giai đoạn sớm. Hay phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật đĩa đệm qua da, song bản chất của nó là giải ép rễ thần kinh và cố định bên trong cột sống.

Tuy nhiên, trước kia phẫu thuật xong, bệnh nhân phải bất động từ 1-2 tháng, nhưng hiện nay, với phương pháp phẫu thuật thay thế đĩa đệm qua kính hiển vi, giúp kỹ thuật chính xác tối đa, bệnh nhân không bị liệt thứ phát sau mổ, bệnh nhân sau cắt chỉ khoảng 1 tuần có thể đi lại được.

Kỹ thuật này, đối với phẫu thuật thay thế đĩa đệm vùng cổ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy đĩa đệm, mục đích giúp giải phóng chèn ép rễ thần kinh và tủy sau đó thay đĩa đệm lấy đi bằng một loại vật liệu thay thế (titan), vật liệu này không gây phản ứng cho cơ thể, mềm, dẻo và có tuổi thọ 40 năm.

Sau đó làm đĩa đệm cổ nhân tạo, bằng cách đóng các vít chắc chắn, cổ sẽ quay và gấp được 4 phía.  Đối với vùng thắt lưng trước đây chỉ lấy đĩa đệm đơn thuần, nó chỉ giải quyết được vấn đề cơ học là chèn ép rễ thần kinh, nhưng bệnh nhân có nhiều biến chứng như đau, đi lại khó khăn, bệnh nhân tái khám nhiều lần.

Hiện nay sau khi lấy đĩa đệm ra, thì thay đĩa đệm khác bằng vật liệt ti tan, và vít đinh để chống chượt đốt sống, nâng vùng lấy đĩa đệm lên để chống sẹp đốt sống, tạo độ vững cột sống, sớm trở lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Hằng Phạm

BẢN DESKTOP