Khoa học & Công nghệ

Phát hiện dấu tích “kẻ tấn công ngoài hành tinh” dưới Đại Tây Dương

  • Tác giả : Thiên Trang (th)
Dấu tích được phát hiện ở đây là một hố va chạm khổng lồ, đường kính lên tới 8 km, rơi xuống Trái Đất khoảng 66 triệu năm về trước.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong
Hố va chạm này chôn sâu dưới đáy Đại Tây Dương khoảng 400 m, ở vị trí cách bờ biển Guinea - Tây Phi 400 km.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-2
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Veronica Bray từ Phòng thí nghiệm Mặt Trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona - Mỹ mới đây đã xem xét các dữ liệu địa chấn từ đó mô hình hóa vùng đáy biển bí ẩn.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-3
Tuy nhiên, thay vì tìm thấy những chuỗi trầm tích phẳng khi kiểm tra đáy biển, họ đã phát hiện ra một vùng lõm khác thường, rộng khoảng 8-8,5 km, mang những tính năng đặc biệt chỉ có thể gặp ở hố va chạm thiên thạch.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-4
Miệng hố va chạm được đặt tên là Nadir. Nó có đường kính lên tới 8km, năm sâu dưới đáy Đại Tây Dương khoảng 400m, ở vị trí cách bờ biển Guinea - Tây Phi 400 km.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-5
Theo các nhà khoa học, nó có thể được hình thành do một mảnh vỡ ra từ tiểu hành tinh Chicxulub "mẹ", hoặc thuộc về một nhóm tiểu hành tinh khác đã tấn công Trái Đất cùng thời điểm. Ước tính, thiên thạch này rơi xuống Trái đất khoảng 66 triệu năm về trước.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-6
Sử dụng mô phỏng máy tính để tái hiện lại vụ va chạm, tiến sĩ Bray và cộng sự nhận thấy vật thể có thể có đường kính tới 400 m, đã đi xuyên qua khoảng 500-800 m nước vào thời điểm đó mà vẫn tạo ra một chiếc hố to lớn đến vậy.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-7
Vụ va chạm này có thể tạo ra một cơ sóng thần cao hơn 3.000 feet (hơn 914 m), cũng như một trận động đất cao hơn 6,5 dộ richter.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-8
Mặc dù cơn sóng thần này nhỏ hơn rất nhiều so với đại hồng thủy toàn cầu do Chicxulub gây nên, nhưng sẽ góp phần đáng kể về sự tàn phá trong khu vực.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-9
Rất có thể loài khủng long cùng rất nhiều sinh vật Trái Đất khác đã bị tiêu diệt bởi nhiều kẻ tấn công ngoài hành tinh một lúc mà chúng ta vẫn chưa tìm thấy dấu vết.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-10
Cách đây 66 triệu năm, tiểu hành tinh Chicxulub đã gây nên sự kiện tuyệt chủng của loài khủng long và 75% sự sống trên Trái đất.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-11
Theo như tính toán, mảnh thiên thạch di chuyển với tốc độ gấp 40 lần vận tốc âm thanh, tạo ra một vụ nổ với sức công phá tương đương 100 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT, và mạnh tương đương khoảng 7 tỷ lần một quả bom nguyên tử.
Phat hien dau tich “ke tan cong ngoai hanh tinh” duoi Dai Tay Duong-Hinh-12
Vụ nổ tạo ra một làn sóng xung kích lớn, kéo theo những cơn sóng thần có độ cao từ 100-300 mét đánh mạnh vào bờ biển Mexico. Tiếp theo đó, một cơn địa chấn độ 10 làm rung chuyển mặt đất và kèm theo đó là một trận mưa của những tảng đá trút xuống từ trên cao.

>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Thiên Trang (th)

BẢN DESKTOP