Y học và đời sống

Phân loại mức độ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến với biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên).
viêm mũi dị ứng

Phấn hoa là tác nhân gây viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng khởi bệnh rất cấp, thường khi mới bắt đầu phát bệnh thì cảm thấy ở mũi, cổ họng, mắt, ống tai đều bị ngứa, tiếp theo là cơn hắt hơi liên tục, thậm chí hắt hơi mấy chục cái, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong, đôi khi chảy ròng ròng như nước mưa.

Ở trẻ em có khi không có hắt hơi chỉ có ngạt mũi và chảy mũi nước trong, thường kèm theo triệu chứng trướng bụng, tiêu chảy.

Ở  người lớn có thể chỉ chảy nước mũi trong. Cơn dị ứng đến đột ngột, sau đó cũng biến đi rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường như không có chuyện gì xẩy ra.

Tuy nhiên, bệnh viêm mũi dị ứng thường gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là bệnh hen…

Các bệnh này làm nặng thêm triệu chứng của viêm mũi dị ứng, do đó phải nhận biết mức độ bệnh để khám và điều trị, tránh các biến chứng sau đây.

Mức độ nhẹ: Tương ứng với viêm mũi dị ứng gián đoạn: thời gian mắc bệnh < 4 ngày/tuần và kéo dài 4 tuần. Có thể  điều trị  nội khoa tại các phòng mạch hoặc tại các trạm xá.

Mức độ nặng: Tương ứng với viêm mũi dai dẳng nhưthời gian mắc bệnh > 4ngày/tuần và > 4 tuần. Cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng tại các bệnh viện để được khám bệnh một cách có hệ thống: như khám tai mũi họng, thử test dị nguyên, xét nghiệm máu… để có phương pháp điều trị phù hợp như điều trị giảm mẫn cảm hoặc được phẫu thuật…

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh

(nguyên Giám đốc Bệnh viẹn Tai Mũi Họng T.Ư)

BẢN DESKTOP