Khám phá

Phan Kính – một tấm lòng “ưu dân ái quốc” – kỳ 4: Một tâm hồn thi sĩ

Một tâm hồn thi sĩ, một

Lễ giỗ Phan Kính.

Những ngày bị biếm chức

Đang là vị Đốc thị Nghệ An, Phan Kính trở thành thường dân rồi phải ra Thăng Long chờ lệnh mới. Ngày nay, trong số những di sản hiếm hoi của Phan Kính may mắn chúng ta còn lại một bài thơ ông ghi chép cuộc sống của mình vào thời này.

Đó là bài Thu vũ cảm hoài với lời đề dẫn “Mậu Dần niên, thời tại Chu Tước môn nội” (năm Mậu Dần, lúc này đang ở trong cửa Chu Tước). Năm Mậu Dần (1758) chính là năm Phan Kính với Nguyễn Kỳ bị biếm chức và được triệu hồi ra Thăng Long.

Điều này, sách Đại Việt sử ký tục biên chép như sau: “Mậu Dần (1758) tháng Mười, Thự đốc thị Nghệ An là Phan Kính, Đốc đồng Thanh Hóa là Nguyễn Kỳ về việc thỉnh thác bị lộ, đều bị bãi chức”.

Cái cảnh “Khởi tất trì trai tu đạm phạm; Khí quan học vũ khước tiên yên” (phải đâu giữ trai giới mà ăn cơm nhạt? Không phải muốn học múa (mà nhịn ăn) cho lưng thon thả) của Phan Kính những ngày bị biếm chức cũng là cảnh “no nước uống, thiếu cơm ăn; triều quan chẳng phải dân chẳng phải” của kẻ trai tiên sinh, tài năng của ông lại phải rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc rằng khi viết bài thơ trên, Phan Kính cũng mang một tâm trạng lo đời như Nguyễn Trãi khi xưa.

Trong bài trướng của văn thân bản huyện mừng Phan Kính thi đỗ Thám hoa, do Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du soạn, có những dòng nhận xét về tài năng đức độ của Phan Kính cũng như sự kỳ vọng của mọi người ở ông: Đang thời buổi kinh luân, triều đình gấp dùng người. Hầu có tài khanh tướng, lại trong hàng khanh tướng đỗ đầu, tất sẽ được trao chức khanh tướng… Ngày nay hầu là vị tân khoa đứng hàng nhất ở sân triều, ngày sau mong hầu sẽ là đại thần có công bậc nhất, hầu hãy gắng lên”.

Khí chất thanh cao

Ngoài tấm lòng “Ưu dân ái quốc”, Phan Kính còn là một nhân cách thanh cao. Người xưa quan niệm Thi ngôn chí (làm thơ để tỏ chí hướng) hoàn toàn đúng với Phan Kính.

Thơ ông còn lại không nhiều, nhưng qua những bài thơ còn lại ta có thể nhận thấy ông có một tâm hồn thi sĩ rất nhạy cảm trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thanh cao của quê hương đất nước và đôi chỗ siêu thoát. Điều đó phải chăng là hiệu quả của khí trong con người ông luôn chất chứa một tính cách thanh cao.

Trong bài thơ Dạ bạc thần phù hải khẩu (Đêm đậu thuyền ở cửa Thần phù, Phan Kính) viết:

Hoa phong động khẩu nhàu khai lạc

Triều khiết phong yên tự thiền thân

Như hà triều thị năng tuyền thạch

Nghĩ hướng Từ lang đạo thử tâm

Nghĩa là: Hoa phong ở cửa động thảnh thơi nở rồi lại rụng

Nước triều ngâm lưng núi, khi nông khi sâu an nhiên tọa tại

Làm sao sống giữa triều đình mà vẫn có thể an nhiên tự tại thanh thản như ở nơi rừng suối

Ta sẽ tìm đến với chàng Từ để bày tỏ nỗi lòng ấy của mình.

Hoặc bài Dữ đồng khảo Nguyễn Quýnh (gửi quan đồng khảo Nguyễn Quýnh):

Hữu hoài hương ước tại vân tiên

Suất nhỉ từ bàn úy tịch liêu

Nguyệt tự vô tình, nhân tự não

Hữu thùy trước nhãn hữu thùy liêu.

Hình như trong lịch sử Việt Nam, những người có tư tưởng thanh cao thường thích “tiêu dao du” đó là các danh nhân khá quen thuộc như Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Trung đời Trần, Nguyễn Dữ đời Lê- Mạc, Phan Kính thời Lê- Trịnh, Nguyễn Công Trứ đời Nguyễn…Đó là những con người có tư tưởng mênh mông của Lão- Trang nhưng tuyệt nhiên không ai yếu đuối chán đời, quay lưng lại với đời sống nhân dân mà lúc nào họ cũng lo lắng cho đời, thương dân yêu nước mà danh nhân Phan Kính là một tấm gương tiêu biểu.

Tất Đạt

BẢN DESKTOP