Sản phẩm mới

Phân bón từ vỏ cà phê

  • Tác giả : Khánh Ly
(khoahocdoisong.vn) - Các chủng vi sinh hữu ích này vừa có khả năng phát triển tốt trên nguồn nguyên liệu vỏ cà phê, chịu được nhiệt độ cao của đống ủ, vừa có khả năng sản sinh ra các hoạt chất ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong đống ủ.

Nghiên cứu “Đánh giá hàm lượng axit humic trong quá trình ủ hoai vỏ cà phê bằng chế phẩm E.M và thử nghiệm bón hỗn hợp ủ cho cây cà phê vối - coffea robusta” của tác giả Trần Ngọc Hùng, Trường Đại học Thủ Dầu Một cho thấy, hỗn hợp vỏ cà phê khi được ủ với chế phẩm E.M cho hiệu quả cao. Một chế phẩm E.M bao gồm các chủng Streptomyces sp., Bacillus sp. và Aspergillus sp. được thử nghiệm sản xuất nhằm mục đích rút ngắn thời gian ủ hoai vỏ cà phê. Các chủng vi sinh hữu ích này vừa có khả năng phát triển tốt trên nguồn nguyên liệu vỏ cà phê, chịu được nhiệt độ cao của đống ủ, vừa có khả năng sản sinh ra các hoạt chất ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong đống ủ.

Những nghiên cứu ban đầu trên quy mô phòng thí nghiệm đã chứng minh khả năng mùn hóa nhanh chóng của chế phẩm E.M thử nghiệm. Ngoài ra, sự có mặt của các chủng vi sinh vật trong chế phẩm E.M khi bón vào đất sẽ giúp cây trồng hấp thu các chất khoáng hiệu quả hơn, tăng khả năng chống chịu với các vi sinh vật gây bệnh. Hỗn hợp vỏ cà phê khi được ủ với chế phẩm E.M có hàm lượng axit humic trong khối ủ đạt 12,45% trọng lượng khô, pH 5,03 và nhiệt độ khối ủ đạt 440C. Thử nghiệm bón phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với chế phẩm E.M sau 6 tuần cho thấy năng suất trái trung bình không thay đổi so với sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với chế phẩm đối chứng.

Đánh giá tỷ lệ đậu trái cà phê 6 tháng sau khi bón phân cho thấy, phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với chế phẩm E.M kích thích cây sinh trưởng mạnh, đạt 17,1 chùm/cành, cao hơn hẳn so với khi bón phân vô cơ và phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với chế phẩm đối chứng, chỉ đạt lần lượt 14,9 và 15,8 chùm/cành.

Khánh Ly

BẢN DESKTOP