Y học và đời sống

Phân biệt ho nóng, ho khan, ho lạnh để điều trị đúng cách

  • Tác giả : Hồng Linh
(khoahocdoisong.vn) - Đông y phân biệt rõ ho do nóng, ho khan, ho do lạnh... Mỗi loại ho sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Theo quan niệm Đông y, khi xuất hiện bất kỳ một triệu chứng ho nào không rõ nguyên nhân, bạn cần phải xác định yếu tố liên quan nào dẫn đến những cơn ho đó. Chúng ta thường gặp các loại ho chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân như ho do cảm gió, trúng gió lạnh, hoặc ho do có đờm, ho kèm theo sốt... Dưới góc nhìn Đông y, nguyên nhân gây ra ho chủ yếu được chia thành 3 loại chính sau đây.

Ho do nóng, sốt gây ra: Ho với tần suất cao, mức độ ho nặng, mạnh, đờm có màu vàng hoặc xanh. Đồng thời sẽ có cảm giác đau họng, đờm tiết ra nhiều, đờm đậm đặc và các triệu chứng rắc rối khác. Do loại ho này bắt nguồn từ nguyên nhân nóng trong phổi ở mức độ khá nặng, vì thế trong quá trình điều trị nên chú ý đến yếu tố làm mát phổi, từ đó mới có thể cắt cơn ho. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên áp dụng giải pháp thực liệu, tức là điều trị bệnh bằng thực phẩm bằng cách bổ sung ăn thêm các loại trái cây mát, có nhiều nước như lê, cam, khế và các loại trái cây khác có tác dụng nhuận phổi. Đây cũng là giải pháp tuyệt vời để giảm nhẹ chứng ho do nhiệt, nóng trong người, phổi bốc hỏa.

Ho khan, ho do hanh khô gây ra: Loại ho này chủ yếu là do phổi phải trải qua điều kiện thời tiết hanh khô. Người bị ho có thể không xuất hiện đờm. Các triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác cổ họng bị khô, ngứa, ho khan liên tục nhưng không có đờm, thường xuyên muốn ho khạc nhưng lại không thể khạc được hoặc ho khan đơn thuần. Cách giải quyết nhanh chóng tình trạng gây khô là uống nước. Ngoài uống thêm nước, bạn có thể ăn nhiều hơn những thực phẩm có tính mát, làm ẩm phổi nhanh như: khế, lê, kiwi, chanh và các loại trái cây giàu nước phổ biến khác.

Ho do lạnh, hàn: Ho do lạnh, tức là gặp thời tiết giá rét bị nhiễm lạnh, hoặc xuất phát từ việc ăn uống gây nhiễm lạnh. Biểu hiện là sổ mũi hoặc có đờm màu trong suốt hoặc loãng như nước. Người dễ mắc ho do lạnh đa phần thuộc nhóm thể chất hư hàn, ốm yếu, hay bị lạnh. Khi thời tiết thay đổi hoặc cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh thì rất dễ bị lạnh xâm nhập vào cơ thể, từ đó xuất hiện ho và sổ mũi. Muốn giảm nhẹ bệnh, ăn hạn chế những món có tính lạnh, thực phẩm đông đá, hạn chế các món ăn mát như các loại dưa. Ăn nhiều các loại thực phẩm có tính ấm để loại bỏ hàn như gừng, tỏi, quế…

BS Thu Hà, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Trong các trường hợp ho thông thường, nếu bạn chưa muốn dùng thuốc kháng sinh, có thể sử dụng các loại sản phẩm thuốc ho bổ phế được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên như Bổ phế Nam Hà. Từ kinh nghiệm hơn 40 năm pha chế thuốc Siro bổ phế chỉ khái lộ, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà sản xuất thành công thuốc ho Bổ phế dạng viên ngậm. Sản phẩm là sự kết hợp những tính năng ưu việt của công thức truyền thống với dạng bào chế mới, tiện sử dụng và tăng hiệu quả. Khi ngậm thuốc phát huy tác dụng trực tiếp ngay tại chỗ làm giảm nhanh các triệu chứng ho và viêm đau họng. Thuốc ho bổ phế dạng viên ngậm có vị ngọt, mùi thơm của dược liệu có tác dụng tiêu đờm, bổ phổi, sát trùng họng, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, khản tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm đau họng, viêm phế   quản. Thận trọng khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hồng Linh

BẢN DESKTOP