Khám phá

Phạm Công Trứ – phò tá năm đời vua Lê – Kỳ 2: Tể tướng tốt

Tể tướng tốt, là danh hiệu người đương thời ngợi khen Phạm Công Trứ. Với

Đền thờ Phạm Công Trứ tại Hưng Yên.

3 lần dâng sớ xin nghỉ hưu

Sau 40 năm phục vụ đất nước, năm Mậu Thân (1668), vua phong chức Quốc lão cho ông, được tham dự các việc cơ mật trong triều. Cùng thời gian này, ông dâng sớ xin nghỉ hưu ba lần mới được nhà vua chấp thuận.

Khi về hưu, được thăng Thái Bảo, chúa Trịnh tặng ông đôi câu đối thêu vào cờ: “Điều đỉnh nại, nhiếp âm dương, triều đình trụ thạch  Hoàn quy mô, định hiệu lệnh, quốc gia đống lương.

Nghĩa là: Nêm canh đỉnh vạc, điều hòa khí âm dương, làm cột đá cho triều đình, định ra các hiệu lệnh, hoàn thành được quy mô, là rường cột của nhà nước.

Năm Quý Mùi (1673), triều đình lại mời ông ra làm tể tướng, coi việc 6 bộ, tham tán các việc cơ mật.

Ông mất năm 1675, thọ 76 tuổi. Vua Lê thương tiếc tặng phong Thái tể, thụy là Trung cần. Trọn cuộc đời ông đã góp phần xây dựng triều đình, củng cố đất nước.

Trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn học, sử học, pháp luật, Phạm Công Trứ có những cống hiến quan trọng, quả là rường cột của nhà nước.

Nhận xét về ông, trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Ra đương việc nước 49 năm (ông) đặt ra phép tắc, sửa soạn kỷ cương, đè nén những kẻ cậy thế nhũng loạn, yêu chuộng những người có phong cách tiết tháo, có đức tốt, có công lao sự nghiệp, là bậc hiền tài thứ nhất sau đời Trung Hưng”.

Nhiều dấu ấn trong sự nghiệp

Khi đảm đương trọng trách Lại bộ Thượng thư, năm Ất Tỵ (1665), Phạm Công Trứ giao cho Ngự sử đài khảo khoá các nha môn, đã phát hiện sai phạm của nhiều đại thần và tất nhiên, họ đều bị giáng chức.

Những việc làm đó đã khiến cho “pháp lệnh nghiêm minh, sĩ phu danh đua cố gắng, người làm quan lấy phong thái khí tiết mà tự miễn, cho nên được gọi là đời thanh bình.

Trên lĩnh vực kinh tế, Phạm Công Trứ đề xuất thực thi phép Bình lệ (kê khai hộ khẩu tại các địa phương làm cơ sở cho việc bình bổ thuế ngạch), ban hành phép Ngũ lượng nhằm thống nhất các đơn vị đo lường, đong đếm trong nhân gian.

Khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép khảo khóa (cất nhắc quan lại), ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng người có đức hiếu đễ tốt nghĩa, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế.

Những việc sắp đặt của ông được chúa Trịnh Tạc tín nhiệm, thường theo ý ông để ổn định việc trị an. Người đương thời đều khen ông là một Tể tướng tốt.

Về quân sự, từ khi cuộc chiến Trịnh – Nguyễn nổ ra, trải qua 7 lần đại chiến thì Phạm Công Trứ có đến 5 lần Nam chinh. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn vẫn không phân định được thắng thua.

Do mâu thuẫn trong nội bộ họ Trịnh, năm Ất Dậu (1645), Trịnh Lịch và Trịnh Sầm đã dấy quân phản loạn. Nhờ mưu lược khôn khéo và quyết đoán, Phạm Công Trứ và Đào Quang Nhiêu đã khuyên phủ Tiết chế nên hành sự trước khi chúng tập hợp lực lượng. Kết quả là, nội loạn trong cung đã được dẹp yên, đó là công lớn.

Trên lĩnh vực văn hóa, Phạm Công Trứ có những đóng góp quan trọng. Đầu tiên là ban bố bản Lê triều giáo hóa điều luật (47 điều giáo hóa) nhằm chấn chỉnh tôn ti trật tự trong triều đình, khiến cho các kinh điển của Nho giáo thấm nhuần trong xã hội, làm cho nhân dân trở về với thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc.

Năm Bính Ngọ (1666), Phạm Công Trứ đã dâng biểu tấu nhằm tuyên dương 13 bầy tôi tử tiết thời Lê sơ, phong làm Phúc thần, cho dựng từ đường và phụng thờ hương khói.

(còn nữa)

 Nguyễn Thành Trung

Từ Khoá

BẢN DESKTOP