"Trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khoảng 30.000 con bò, sau khi giết mổ, chế biến, một khối lượng lớn thực phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ, đồng nghĩa nhiều người tiêu dùng sử dụng. Nếu khâu kiểm soát không chặt chẽ như quy định, quyền được bảo đảm an toàn sức khỏe của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng những sản phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể gặp rủi ro cho sức khỏe.
Về giải pháp tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hơn từ khâu nhập khẩu đến khâu giết mổ, chế biến để bào đảm sản phẩm đưa ra lưu thông được an toàn cho người tiêu dùng. Quy định nào chưa đủ thì cần bổ sung kịp thời để bịt các lỗ hổng".
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Hội thành viên Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
PGS.TS Bùi Thị An: Lấp lỗ hổng trong quản lý gia súc nhập khẩu?
Cần nhận diện rõ lỗ hổng quản lý trong việc nhập gia súc sống từ nước ngoài vào trong nước để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trao đổi với Khoa học và Đời sống, PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Cộng đồng thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, nhận diện rõ lỗ hổng quản lý và có giải pháp kịp thời sẽ là cơ sở để ngăn chặn những miếng thịt có hàm lượng chất cấm vượt mức cho phép để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Bởi vấn đề an toàn thực phẩm cực kỳ quan trọng vì liên quan đến tính mạng con người.
“Trước hết, cần rà soát lại xem văn bản có gì sơ xuất không, đã đủ chặt chẽ chưa. Thứ hai, việc triển khai, thực hiện kiểm soát thế nào, ai chịu trách nhiệm.. Vừa rồi trên báo chí, tôi còn nghe nói bò nhập từ Campuchia có chứa chất cấm salbutamol chất tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi), nếu mà đúng thì vô cùng nguy hiểm”, bà An nhấn mạnh.
Hiện, trung bình mỗi tháng, Việt Nam nhập khẩu khoảng 30.000 con bò chính ngạch hoặc dắt lậu qua các đường mòn lối mở. Theo quy trình phối hợp kiểm tra, kiểm dịch động vật, nếu hồ sơ hợp lệ, động vật không có dấu hiệu truyền nhiễm, phương tiện đã được tiêu độc khử trùng thì được phép vận chuyển về khu cách ly để lấy mẫu xét nghiệm bệnh.
Khi đã có giấy thì chỉ sau 8 tiếng bò sẽ được chở về tới các lò mổ ở phía Bắc. Tại đây, cán bộ thú y địa phương sẽ chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Còn các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến việc thịt đó có chất cấm hay không, có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không thì chưa được thực hiện. Như vậy là trong khi thịt bò nhập về thì có kiểm tra an toàn thực phẩm, còn con bò nhập về thì chưa có quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm.
Trước bất cập này, ngày 14/9, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 10 bổ sung quy định về giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm cho động vật nhập khẩu.
Theo ông Trần Xuân Minh, đại diện một đơn vị chuyên nhập khẩu bò sống từ Australia, bò nhập khẩu đưa ra phía Bắc hầu hết đổ về 2 khu giết mổ gia súc ở Phú Xuyên và Đông Anh. Do đó bổ sung chức năng cho lực lượng cán bộ thú y là rất cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Tổ chức giải bóng đá phủi "chui", một người bị xử phạt
-
Đà Nẵng: Phát hiện tài xế xe khách sử dụng ma túy
-
Vụ bằng tốt nghiệp 160 SV ĐH Kinh Bắc không hợp pháp: Xử lý thế nào?
-
Mâu thuẫn trong cuộc nhậu, thanh niên 19 tuổi dùng cuốc đánh anh trai tử vong
-
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường