Y học và đời sống

Ô nhiễm ánh sáng trong lúc ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, đặc biệt ở người trẻ.

Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Frontiers in Neuroscience đã chỉ ra rằng, tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Đối với nghiên cứu này, những người thực hiện đã đánh giá tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer bằng cách xem xét cường độ ánh sáng ban đêm trung bình theo tiểu bang và quận tại Hoa Kỳ từ năm 2012 đến năm 2018, sử dụng dữ liệu ô nhiễm ánh sáng thu về từ vệ tinh và báo cáo dữ liệu Medicare về tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Họ cũng kết hợp dữ liệu y tế về các biến số được cho là các yếu tố rủi ro đối với bệnh Alzheimer vào phân tích của mình

Kết quả cho thấy ánh sáng ban đêm có liên quan nhiều đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer hơn cả việc lạm dụng rượu, bệnh thận mãn tính, trầm cảm, suy tim và béo phì.

Ô nhiễm ánh sáng trong lúc ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh minh họa

Ô nhiễm ánh sáng trong lúc ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ảnh minh họa

Đối với những người dưới 65 tuổi, cường độ ánh sáng ban đêm cao hơn có liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer hơn bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác trong nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của ánh sáng ban đêm, nhưng suy đoán rằng, nó có thể liên quan đến cấu trúc di truyền hoặc lối sống của họ.

Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên sử dụng rèm cản sáng hoặc bịt mắt khi ngủ để chặn các tia có hại.

Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Frontiers in Neuroscience. Mặc dù nhóm này không nghiên cứu các nguồn ánh sáng trong nhà, nhưng họ cũng lưu ý rằng, ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số có tác động lớn nhất đến giấc ngủ.

Do đó, nhóm tác giả khuyến nghị sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh, thay bóng đèn ấm và lắp đặt bộ điều chỉnh độ sáng.

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP