Khám phá

Nước đóng bình an toàn phải qua hàng chục chỉ tiêu kiểm nghiệm

Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng – Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, theo quy định, nếu sử dụng nước giếng để sản xuất nước đóng bình thì phải kiểm nghiệm nhiều chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh.

Một số chỉ tiêu cơ bản của nước khoáng đóng bình, đóng chai.

Cụ thể: các chỉ tiêu lý, hóa thông thường như: Độ dẫn, màu, đục, kiềm Mg, Ca… chỉ tiêu kim loại nặng: Al, Cu, Zn, Cr… hay chỉ tiêu vi sinh như: E.Coli, Clostridium perfringens… nếu vượt mức cho phép rất nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Sau khi nước được xử lý bằng thiết bị lọc thì phải đảm bảo các chỉ tiêu trước khi chiết vào bình. Tuy nhiên, phần nhiều các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không thực hiện đầy đủ quy định này mà chỉ phân tích được vài chỉ tiêu.

Nguyên nhân do cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai có quy mô nhỏ, công nghệ chưa được đầu tư thỏa đáng, địa bàn sản xuất không bảo đảm điều kiện vệ sinh…

Trong quá trình sản xuất các cặn đồng, sắt do máy móc thiết bị thô sơ, cũ kỹ để lại trong nước là điều khó tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nước uống, sức khỏe người tiêu dùng.

Theo chuyên gia của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) quy trình để sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình bảo đảm chất lượng bắt buộc phải trải qua các bước cụ thể như sau: Nước thô được lọc qua than hoạt tính để khử mùi, sau đó trao đổi ion khử các loại khoáng, tạp chất và vi sinh… Khi qua hệ thống đóng chai phải là môi trường vô trùng, có tia cực tím để chống vi sinh vật.

Một sản phẩm nước đóng chai muốn được chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phải được kiểm định 14 tiêu chí về lý, hóa, vi sinh. Ngoài ra, sau khi nước được xử lý bằng thiết bị lọc, thì phải bảo đảm 28 tiêu chí trước khi chiết vào bình. Tuy nhiên, với những hệ thống xử lý nước kiểu rẻ tiền sẽ khó đạt được những tiêu chuẩn trên.

Một sản phẩm nước đóng chai muốn được chứng nhận bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phải được kiểm định 14 tiêu chí về lý, hóa, vi sinh.

Chẳng hạn, cũng là máy khử khuẩn bằng tia cực tím, nhưng nếu là thiết bị không bảo đảm, chỉ có thể diệt khoảng 30% vi khuẩn có trong nước ngầm. Nguy hiểm nhất là chủng E.coli, luôn có sẵn trong nước giếng khoan, không được khử triệt để sẽ tồn tại trong nước đóng bình, rồi vào cơ thể người gây bệnh. Chưa kể đến hàm lượng các kim loại nặng có trong nước giếng khoan, nếu không xử lý triệt để cũng là nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.

Để lựa chọn các sản phẩm nước đóng bình hợp vệ sinh hiện nay, nhiều người thường dựa vào tiêu chí giá thành. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không thể căn cứ vào giá thành đắt hay rẻ để đánh giá chất lượng nước đóng chai, đóng bình.

Người tiêu dùng nên sử dụng các thương hiệu nước đóng chai, đóng bình đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế.

Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất là nên sử dụng nước máy để lọc sau đó đun sôi lên để uống. Tránh sử dụng những sản phẩm không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc những sản phẩm nhìn bằng mắt thường đã thấy kém vệ sinh…

Chuyên gia ‘mách nước’ cách chọn nước đóng bình tốt cho sức khỏe

Về lý thuyết, loại nước chỉ qua lọc RO rồi dùng ngay gần như là tinh khiết, loại bỏ hết tất cả chất độc hại, vi khuẩn, vi trùng và cả muối khoáng. Nhưng ngược lại, nước quá tinh khiết như vậy lại không có lợi cho cơ thể sống, vì nó thiếu khoáng chất, các chất vi lượng. Hay còn gọi là nước chết.

Vậy nên nếu quá lạm dụng nước đóng bình không rõ nguồn gốc như thế, rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu muối khoáng, vi lượng, đặc biệt là ở trẻ con và người già. Trong khi trẻ em cần nhiều khoáng chất để phát triển, còn người già thì cơ thể hấp thụ kém. Khi thiếu chất như vậy sẽ gây nhiều bệnh khác nhau và khó phát hiện. Tốt nhất là nên sử dụng các loại nước đun sôi để nguội, hoặc mua các thiết bị lọc nước mà vẫn bảo đảm hàm lượng muối khoáng.

PGS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa – Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQG Hà Nội)

Theo VietQ

BẢN DESKTOP