Tượng đá Moai, một trong những bức tượng mang tính biểu tượng của Đảo Phục Sinh, vừa được tìm thấy dưới lòng đầm phá khô trong miệng núi lửa sau 200 năm.
|
Tượng đá Moai được tìm thấy vào ngày 21/2 bởi một nhóm tình nguyện viên khoa học từ 3 trường đại học Chile đang hợp tác thực hiện dự án khôi phục vùng đầm lầy trong miệng núi lửa Rano Raraku ở Chile. |
|
“Tượng Moai này có tiềm năng lớn đối với các nghiên cứu khoa học và tự nhiên. Đây là khám phá thực sự độc đáo vì lần đầu tiên, một Moai được phát hiện bên trong đầm (hồ) trong miệng núi lửa Rano Raraku”, cộng đồng bản địa Ma'u Henua chia sẻ. |
|
Một số tượng Moai trong khu vực đó đã bị cháy thành than trong một trận cháy rừng vào tháng 10 trên đảo Rapa Nui nằm cách bờ biển phía tây Chile khoảng 3.500 km (2.175 dặm). |
|
Ninoska Avareipua Huki Cuadros, giám đốc cộng đồng bản địa Ma'u Henua, quản lý Vườn quốc gia Rapa Nui, nơi núi lửa được tìm thấy, cho biết: "Moai này nằm ở trung tâm của một đầm phá bắt đầu khô cạn vào năm 2018". |
|
"Điều thú vị là trong ít nhất 200 hoặc 300 năm qua, đầm phá sâu 3m, nghĩa là không có ai có thể bỏ moai ở đó vào thời điểm đó". |
|
Moai là những tượng đá được chạm khắc nguyên khối đặc biệt với khuôn mặt thon dài và không có chân, hầu hết được làm từ đá tuff, một loại tro núi lửa, tại núi lửa Rano Raraku. |
|
Moai mới được phát hiện cao khoảng 1,6m và được tìm thấy trong tư thế nằm nghiêng nhìn lên bầu trời. |
|
Ma'u Henua cho biết thêm rằng nhóm đang tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện một nghiên cứu sâu hơn về khám phá này. Tuy nhiên, Huki cho biết vẫn chưa có kế hoạch di chuyển Moai khỏi vị trí của nó. |
|
"Bạn phải hỏi toàn bộ cộng đồng ở Rapa Nui xem họ muốn làm gì với Moai, những người dân lớn tuổi muốn nó vẫn ở đó," cô nói thêm. |
|
Núi lửa Rano Raraku và Moai là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở khu vực này. Đảo Phục Sinh từ lâu đã là nơi sinh sống của người Polynesia, trước khi Chile sáp nhập đảo này vào năm 1888. |
Lê Trang (theo AFP)