Y học và đời sống

Nóng: Đột phá nghiên cứu ghép thận heo cho người

  • Tác giả : Bảo Châu (T/h)
Các nhà nghiên cứu đạt bước tiến lớn trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng khi một con khỉ sống 2 năm với thận lợn thay đổi gen.

Medical Express mới đây đưa tin, một nhóm nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học và bệnh viện ở Mỹ báo cáo, họ đã tìm ra cách có thể giúp giảm nguy cơ thải ghép khi ghép thận heo cho khỉ.

Một trong những phương pháp điều trị cho người bị suy thận là ghép nội tạng từ người hiến tặng. Ảnh: Shutterstock.

Một trong những phương pháp điều trị cho người bị suy thận là ghép nội tạng từ người hiến tặng. Ảnh: Shutterstock.

Một trong những phương pháp chính để điều trị cho người bị suy nội tạng là ghép nội tạng từ người hiến tặng. Tuy nhiên, nguồn thận hiến tặng quá khan hiếm, các nhà khoa học phải tìm kiếm giải pháp thay thế, chẳng hạn nuôi cấy các cơ quan mới bằng tế bào gốc, tạo ra cơ quan mới bằng vật liệu phi sinh học hoặc sử dụng nội tạng động vật.

Trong nỗ lực mới này, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp mới: Thay đổi bộ gen của động vật hiến tặng để nội tạng của nó ít có khả năng bị đào thải hơn. Nghiên cứu do giáo sư, tiến sĩ Muhammad Mohiuddin (Trường Y thuộc Đại học Maryland, Mỹ) dẫn đầu.

Các nhà nghiên cứu đã chỉnh sửa 69 gen của lợn, trong đó có 3 gen liên quan đào thải và 7 gen liên quan bổ sung các gen của con người, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan khỏe mạnh.

Các con heo thí nghiệm được nuôi đến khi trưởng thành. 15 quả thận tốt nhất đã được thu thập, cấy vào 15 con khỉ. Mỗi con khỉ cũng được dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa đào thải

Kết quả, 9 con sống được hơn 2 tháng; 5 con sống hơn 1 năm; 1 con sống 2 năm. Trong khi đó, những con khỉ đối chứng không được ghép thận, chỉ sống được chưa đầy 2 tháng.

Thử nghiệm cho thấy, các cơ quan của những con khỉ được ghép hoạt động tốt như nội tạng của chính chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, họ đang đi đúng hướng nhưng cần phải thử nghiệm thêm. Nhóm nghiên cứu tin tưởng trong tương lai, phương pháp của họ sẽ giúp cấy ghép nội tạng động vật vào người một cách an toàn.

Bảo Châu (T/h)

BẢN DESKTOP