Doanh nghiệp

Nông dân Việt Nam & nông dân Hà Lan giao lưu, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa

  • Tác giả : Hương Giang
(khoahocdoisong.vn) - Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) phối hợp cùng FrieslandCampina vừa tổ chức các buổi giao lưu, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa giữa nông dân Hà Lan và các nông dân Việt Nam. Chương trình tập huấn sẽ tập trung tại các vùng có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Củ Chi, Long An, Vĩnh Phúc.

Các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn là những nông dân xuất sắc, giàu kinh nghiệm tại Hà Lan được  bình chọn một cách khắt khe bởi tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan. Năm nay, chủ đề của các buổi tập huấn là kỹ thuật chăm sóc chân móng cho bò sữa. 

Chủ đề của chương trình tập huấn 2018 tập trung vào kỹ thuật chăm sóc móng cho bò sữa

Chủ đề của chương trình tập huấn 2018 tập trung vào kỹ thuật chăm sóc móng cho bò sữa

Cũng tương tự như các đợt tập huấn từ những năm trước; cụ thể là, trước các buổi tập huấn, các nông dân Hà Lan thông qua FrieslandCampina Việt Nam tiếp cận các nông trại tiêu biểu để khảo sát và kiểm tra sức khỏe đàn bò nói chung và kiểm tra sức khỏe của chân móng bò nói riêng. Từ khảo sát thực tế, các nông dân Hà Lan sẽ phối hợp cùng các chuyên gia tại FrieslandCampina Việt Nam đưa ra một chương trình tập huấn cụ thể và bám sát với thực tế thực hành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.

Nông dân Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm bằng thực hành tại chuồng trại

Nông dân Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm bằng thực hành tại chuồng trại

Chương trình tập huấn năm 2018 tập trung vào chia sẻ kỹ thuật chăm sóc chân móng bò sữa, nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe đàn bò, sản lượng và chất lượng sữa. Ngoài ra, thông qua phương pháp tiếp cận trực tiếp, các nông dân Hà Lan còn thực hành việc chăm sóc chân móng, gọt móng cho bò tại chuồng trại, tư vấn chonông dânViệt Namvề xử lí một số bệnh về chân móng hay gặp ở bò, đồng thờitruyền đạt những kinh nghiệm quí giá từ ngành chăn nuôi bò sữa thế giới để nông dân Việt Nam có thể thành công hơn nữa với nghề chăn nuôi bò sữa. Từ đó, các nông dân thành công sẽ là mô hình hạt nhân, truyền đạt kinh nghiệm, tập huấn cho các nông hộ khác, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. 

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ chăn nuôi giữa các nông dân được cho là có sự lan tỏa tốt hơn

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ chăn nuôi giữa các nông dân được cho là có sự lan tỏa tốt hơn

Ông Paul Hulsen và ông Aad Kester, hai nông dân Hà Lan được tổ chức Agriterra gửi đến Việt Nam trong chuyến tập huấn lần này đều có chung suy nghĩ: “Chúng tôi đã đi giao lưu và tập huấn nhiều nước tại khu vực Châu Á, và nhận ra rằng, chăm sóc móng bò là một chủ đề khá mới với thói quen chăn nuôi bò sữa ở đây. Tuy nhiên, chúng tôi khá ngạc nhiên là tại Việt Nam, bò sữa được chăm sóc móng khá tốt. Tôi nghĩ đây là một nỗ lực lớn từ các chủ nông trại, cũng như sự đầu tư không ngừng của FrieslandCampina Việt Nam trong việc hỗ trợ người nông dân tiếp cận với những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nhằm cho ra sản lượng và chất lượng sữa cao nhất” 

Ông Kester còn chia sẻ thêm: “Mặc dù tỉ lệ loại thải bò sữa do các bệnh về chân móng  thấp hơn so với các nguyên nhân khác như sinh sản kém, bệnh viêm vú, sản lượng sữa thấp… nhưng khi một con bò bị các bệnh về chân móng mà không được chăm sóc và chữa trị đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lượng thực phẩm ăn vào và sức đề kháng, dẫn đến các vấn đề còn lại nêu trên. Như vậy, việc chăm sóc chân móng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đàn bò, đảm bảo năng suất và chất lượng sữa.”

Chương trình tập huấn, giao lưu nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển giữa tập đoàn FrieslandCampina và Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan được ký kết vào tháng 8/2012 nhằm mục đích phát triển tích cực ngành chăn nuôi bò sữa bền vững ở những nước nơi có nhà máy sản xuất của FrieslandCampina, giúp nâng cao đời sống của nông dân và đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa có chất cao cung cấp cho nhà máy. Theo đó,Tổ chức Phát triển Nông nghiệp Hà Lan sẽ phối hợp cùng các chuyên gia của FrieslandCampina để hỗ trợ kỹ thuật, khai thác và phát triển tối đa tiềm năng của các nông hộ, các trang trại thông qua các chương trình tập huấn kỹ thuật, tư vấn khuyến nông, trách nhiệm chăm sóc vật nuôi, ứng dụng những kinh nghiệm chăn nuôi thành công nhằm nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, năng suất và bảo đảm chất lượng nguồn sữa tươi nguyên liệu tại các nước đang phát triển sánh ngang với tiêu chuẩn hàng đầu Châu Âu. 

Hương Giang

BẢN DESKTOP