Y học và đời sống

Nóng bức, ngột ngạt vì nhà nhiều kính

Việc sử dụng vật liệu kính thay cho những mảng tường lớn đang là xu hướng thiết kế cho những tòa nhà hiện đại. Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu này là hấp thụ sức nóng từ ánh nắng mặt trời, gây hiệu ứng nhà kính…

Nhà ông Trần Minh Tiến (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) lắp nhiều cửa kính tấm lớn để lấy sáng, nhưng chính điều này lại khiến căn nhà luôn nóng bức, ngột ngạt, nhất là khi ông lại không dùng rèm che nắng cho những không gian chung.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nong-buc-ngot-ngat-vi-nha-nhieu-kinh1.jpg

Ảnh minh họa.

Lời bàn: Việc sử dụng vật liệu kính thay cho những mảng tường lớn đang là xu hướng thiết kế cho những tòa nhà hiện đại. Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu này là hấp thụ sức nóng từ ánh nắng mặt trời, gây hiệu ứng nhà kính, làm cho không khí trong phòng luôn nóng bức, ngột ngạt.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên là tốt, nhưng vào những ngày nắng nóng vẫn nên sử dụng rèm che chắn bớt ánh nắng làm nóng nhà, hạn chế tích nhiệt trong không gian kín bí.

Nếu không che chắn bớt nắng chiếu thì việc sử dụng điện điều hòa cũng tiêu tốn hơn bởi điều hòa phải chạy tốn năng lượng nhiều hơn để làm mát cả phần không khí nóng hấp thụ qua kính.

Do vậy, ngoài việc nên lựa chọn vật liệu là kính 2 hoặc 3 lớp chống nóng, hoặc dán kính cách nhiệt, thì vẫn nên sử dụng lam chắn nắng, rèm vải, mành treo,… là những phương pháp chống nóng tiết kiệm chi phí tốt nhất.

KS Nguyễn Phan Sơn

(Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Hoàng Gia, Hà Nội)

BẢN DESKTOP