Xe

Những vụ triệu hồi ôtô lớn nhất lịch sử ngành xe

  • Tác giả : Thảo Nguyễn
Ngành công nghiệp ôtô đã chứng kiến nhiều bê bối lớn, liên quan đến những lỗi kỹ thuật gây nguy hiểm cho người dùng dẫn đến triệu hồi xe.
Video: Những cấp độ lo ngại khi ôtô của bạn bị triệu hồi?
Vì thế, triệu hồi ôtô là cách tốt nhất để tránh hỏng hóc trong quá trình sử dụng và để hạn chế khả năng gây ra tai nạn. Dưới đây là những vụ triệu hồi nổi tiếng trong lịch sử ngành ôtô thế giới.
Nhung vu trieu hoi oto nghin ty, lon nhat lich su nganh xe
Ngành công nghiệp ôtô đã chứng kiến nhiều bê bối lớn, liên quan đến những lỗi kỹ thuật gây nguy hiểm cho người dùng dẫn đến triệu hồi xe.
Ford Pinto
Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 1970 đã thúc đẩy các nhà sản xuất ôtô Mỹ sản xuất các loại xe nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Cũng chạy theo thị trường, hãng xe Ford đã cho ra đời mẫu xe mang tên Pinto.
Chiếc xe đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của người dùng khi đó nhưng sau một thời gian sử dụng, Ford Pinto bị phát hiện gặp lỗi thiết kế bình xăng khiến ôtô dễ bị cháy khi va chạm từ phía sau ở tốc độ thấp đến trung bình.
Nhung vu trieu hoi oto nghin ty, lon nhat lich su nganh xe-Hinh-2
Ford Pinto bị phát hiện gặp lỗi thiết kế bình xăng khiến xe dễ bị cháy khi va chạm từ phía sau ở tốc độ thấp đến trung bình.

Theo Popular Mechanics, các báo cáo cho biết có từ 27 đến 180 trường hợp tử vong do cháy bình nhiên liệu Pinto. Điều đó khiến Ford buộc phải thu hồi 1,5 triệu chiếc Pinto vào năm 1980 và bồi thường một số tiền khổng lồ để khắc phục hậu quả.

Năm 1996, Ford cũng từng vướng bê bối phải thu hồi 22,7 triệu xe do công tắc đánh lửa dễ bị đoản mạch.

Vụ thu hồi lớn này khiến hãng xe Mỹ bị thiệt hại khoảng 435 triệu USD (tương đương 10,72 nghìn tỷ đồng ở thời điểm hiện tại).

Nhung vu trieu hoi oto nghin ty, lon nhat lich su nganh xe-Hinh-3
Volkswagen từng phải thu hồi 3,7 triệu xe do cần gạt nước kính chắn gió.

Volkswagen

Volkswagen từng phải thu hồi 3,7 triệu xe do cần gạt nước trên kính chắn gió ôtô có vấn đề. Việc này khiến cho NHTSA yêu cầu Volkswagen phải mở cuộc điều tra và ban hành lệnh thu hồi tất cả các mẫu xe bị ảnh hưởng.

Năm 2016, hãng xe này cũng từng phải thu hồi 11 triệu xe do không đạt tiêu chuẩn khí thải EPA vào thời điểm đó.

Đây là một trong những đợt thu hồi lớn nhất trong lịch sử ngành ôtô, khiến Volkswagen thiệt hại tổng cộng 35 tỷ USD (862,75 nghìn tỷ đồng).

Fiat Chrysler

Hãng xe nước Ý - Fiat Chrysler cũng từng phải thu hồi 4,8 triệu xe do gặp lỗi liên quan đến hệ thống kiểm soát hành trình có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Toyota
Nhiều xe Toyota đời 2009 - 2010 từng gặp lỗi kẹt bàn đạp ga. Do đó, vào năm 2009, hãng đã công bố đợt triệu hồi lần một với lý do thảm sàn lắp đặt không đúng cách có thể dẫn đến kẹt chân ga. Đợt triệu hồi thứ hai bắt đầu vào tháng 1/2010 sau khi Toyota phát hiện một vấn đề cơ khí có thể khiến chân ga bị kẹt.
Nhung vu trieu hoi oto nghin ty, lon nhat lich su nganh xe-Hinh-4
Nhiều xe Toyota đời 2009 - 2010 từng gặp lỗi kẹt bàn đạp ga.

Ước tính vào thời điểm đó, Toyota phải thu hồi gần 9 triệu xe và trả tổng cộng 16,4 triệu USD (tương đương 404,2 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại) do phản hồi chậm trễ về vấn đề này.

Vào năm 2015, hãng xe Nhật Bản cũng từng phải thu hồi 6,5 triệu xe do công tắc cửa sổ có khả năng bắt lửa. Lỗi này khiến cho các mảnh vụn tích tụ trong các điểm tiếp xúc của công tắc, dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và/hoặc đoản mạch đáng kể, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

General Motor

Từ năm 2006 - 2014, hãng xe Mỹ General Motor từng phải thu hồi 30 triệu chiếc xe do lỗi liên quan đến công tắc đánh lửa khiến 124 người bị tử vong.

Ước tính General Motor phải bồi thường và nộp phạt số tiền lên đến 4,1 tỷ USD (khoảng 101,06 nghìn tỷ đồng ở thời điểm hiện tại).

Nhung vu trieu hoi oto nghin ty, lon nhat lich su nganh xe-Hinh-5
Từ năm 2006 - 2014, hãng xe Mỹ General Motor từng phải thu hồi 30 triệu chiếc xe do lỗi liên quan đến công tắc đánh lửa.
Takata
Không chỉ các hãng sản xuất xe mới gặp bê bối phải thu hồi xe mà Takata - nhà sản xuất và cung cấp túi khí lớn nhất thế giới cũng từng gặp lỗi khiến 400 người bị thương và 26 người tử vong.
Đã có đến 67 triệu xe của nhiều hãng lớn bị thu hồi trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2022. Hiện còn khoảng 11 triệu chiếc vẫn cần phải triệu hồi.
Sau bê bối lớn Takata đã phải nộp đơn xin phá sản và chịu mức phạt lên đến 1 tỷ USD (tương đương 24,65 nghìn tỷ đồng).
Thảo Nguyễn

BẢN DESKTOP