Khám phá

Những phát minh bị “ném đá” là điên rồ nhưng thay đổi cả thế giới

Những phát minh này đã từng bị chê cười, thậm chí chỉ trích, nhưng sau tất cả, đây lại là những phát minh giúp thay đổi cả thế giới.

Vào thế kỷ thứ 19, thế giới đã có những thay đổi lớn nhờ hàng loạt các phát minh khoa học. Tuy nhiên, khi mới công bố, những phát minh này từng bị cả xã hội nhạo báng là điên rồ, quái dị. Song, sau tất cả, đến nay, đó lại là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống.

 1. Bóng đèn

Khi còn nhỏ, nhà phát minh Thomas Edison đã luôn đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa “tại sao? thế nào?”, mà không chịu trả lời các câu hỏi của thầy nên bị bạn bè nhạo báng là “điên khùng, đần độn”.

Những phát minh bị “ném đá” là điên rồ nhưng thay đổi cả thế giới ảnh 1

Phát minh bóng đèn điện của Thomas Edison từng bị chế nhạo là thứ ánh sáng trái tự nhiên. (Ảnh: KT)

Vì vậy, Thomas Edison chỉ đến trường học trong 6 tháng rồi mẹ ông dạy ông học ở nhà. Ông đã cho ra hàng loạt phát minh đáng kinh ngạc, như bóng đèn điện, máy hát…

Khi bóng đèn điện mới ra đời vào năm 1879, người ta không lưu tâm đến nó, có ý kiến cho rằng nó là “thứ ánh sáng trái với tự nhiên” hay giống như những đốm sáng ma trơi giữa nghĩa địa và đánh giá rằng phát minh này chỉ đáng để vào trong những cuốn truyện cổ tích hơn là đem ra ngoài thực tế. Đến nay, đèn điện đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống con người.

 Ô (dù)

Vào đầu những năm 1950, người ta không tiếc lời chê bai, dè bỉu những người sử dụng ô trên đường phố nước Anh. Khi một người đàn ông có tên Jonas Hanway đi trên đường phố Anh với chiếc dù trong tay sau chuyến trở về từ Pháp đã phải nghe rất nhiều lời nhạo báng thậm tệ của những người xung quanh. Mọi người cho nó là “quái vật” cần tránh xa, nguy hiểm với những người xung quanh.

Theo thời gian, người Anh đã dần dần quen với hình ảnh những chiếc ô trên đường phố và sử dụng rộng rãi để che mưa che nắng, thậm chí còn được coi như một phụ kiện thời trang đi kèm.

Vaccine phòng bệnh

Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra “đế chế” vắc xin giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.

Năm 1796, châu Âu trong đại dịch đậu mùa. Lúc này không ai có khái niệm về virus. Năm 1798, khi bác sĩ Edward Jenner công bố kết quả thí nghiệm đặt nền móng cho việc tiêm chủng thì người thời ấy mới hình dung là có các “mầm bệnh” gây nên sự truyền nhiễm.

Jenner tình cờ phát hiện bệnh “đậu bò“, tức là bệnh đậu mùa ở bò. Vị bác sĩ quan sát thấy một điều lạ là những người vắt sữa bò sau khi mắc bệnh này thì tuyệt nhiên không bị đậu mùa nữa, do các triệu chứng tương tự nhau nên ông gọi tên nó là “đậu bò”. Từ đó bác sĩ luôn trăn trở liệu có thể lây căn bệnh đậu bò sang người để phòng được bệnh đậu mùa ở người hay không? Như thế, người ta sẽ mắc căn bệnh đậu bò không chết nhưng thoát khỏi bệnh đậu mùa chết người.

Bác sĩ đã chiết lấy dịch từ các vết đậu bò rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa vào người cậu. Theo dõi cho thấy có một hiện tượng kỳ lạ: Phipps không hề mắc đậu mùa.

Phương pháp “tiêm ngừa” của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức là hoàn toàn sai trái. Nhưng thực tế không nhờ sự liều lĩnh của ông thì cả châu Âu khi đó sẽ rơi vào bàn tay tử thần do đại dịch đậu mùa hoành hành.

Máy bay chở khách và máy bay phản lực

Anh em nhà Wright ghi dấu ấn cho ra đời máy bay vào năm 1903 bằng chuyến bay chỉ kéo dài 12 giây.

Năm 1911, tướng Pháp Ferdinand Foch chỉ huy quân đội trong Thế chiến I, đã nói: “Máy bay là món đồ chơi khoa học hấp dẫn nhưng không có giá trị gì với quân đội”.

Chỉ 8 năm sau, chiếc máy bay của Curtiss đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vượt Đại Tây Dương, bay từ Newfoundland đến Bồ Đào Nha.

Từ Thế chiến II đến nay, máy bay trở thành thứ vũ khí kiêm phương tiện đi lại không thể thiếu trong quân đội.

Nguyên lý hoạt động của máy bay là tiền đề để sáng tạo ra máy bay không người lái đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Theo VOV

Từ Khoá

BẢN DESKTOP