Dữ liệu y khoa

Những nhầm lẫn trong chuyện chăn gối khi bị ung thư

Chuyện chăn gối khi bị ung thư là thắc mắc của nhiều người bệnh. Họ có nhiều sự nhầm lẫn như lây bệnh, tái phát lại hoặc quan hệ tình dục sẽ bị kém. Vậy sự thực vấn đề này thế nào, BS Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm Ung thư Parkway sẽ “mở khóa” để bệnh nhân hiểu rõ.

BS Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm Parkway Singapore.

Một bệnh nhân bị ung thư dạ dày tâm sự với tôi chuyện của chị: “Tôi đã bảo chồng mình sang ngủ phòng bên cạnh vì tôi sợ ung thư sẽ tái phát nếu chúng tôi quan hệ” – Đó là một trong các câu chuyện mà bác sĩ Ang Peng Tiam bắt đầu chia sẻ những câu chuyện khi nói về các chuyện chăn gối khi bị ung thư.

Chị bị ung thư dạ dày cách đây năm năm, nhưng sau khi phẫu thuật và hóa trị, chị không còn tế bào ung thư. Tuy nhiên, chị sợ rằng nếu mình quan hệ với chồng, ung thư sẽ tái phát trở lại.

Những bệnh nhân mới gặp tôi lần đầu bao giờ cũng vậy, vấn đề đầu tiên họ muốn biết là phương thức điều trị ung thư. Tuy nhiên, khi ung thư đã được chữa khỏi, hay ít nhất là đã được kiểm soát, tôi thường được hỏi rất nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém. Chế độ ăn và cách sinh hoạt rõ ràng luôn đứng đầu trong danh sách các câu hỏi. Tiếp sau đó, chính là đời sống tình dục.

Ở phụ nữ, chuyện chăn gối khi bị ung thư thường được các chị em bị ung thư vú quan tâm. Việc mất đi một bên vú (đôi khi, chỉ là bị méo mó do phẫu thuật cắt bỏ một phần vú) có thể làm cho bệnh nhân mất luôn đời sống tình dục.

Bệnh nhân gặp vấn đề này thường ít nói chuyện với bạn đời của mình. Việc tư vấn giúp ích cực kỳ nhiều vì nó mở ra những kênh giao tiếp và khuyến khích bệnh nhân bộc lộ cảm xúc của mình. Ngược lại, nhờ đó mà người chồng mới có cơ hội để bày tỏ sự cảm thông và thương yêu của mình đối với người vợ.

Ở bệnh nhân ung thư vú, tác dụng phụ thường thấy do hóa trị và liệu pháp hoóc môn gây ra, đó là khô âm đạo và giảm ham muốn. Một phương pháp đơn giản và hiệu quả đó là chất bôi trơn. Tôi và y tá của mình luôn trữ sẵn loại kem KY trong phòng tư vấn để phát cho bệnh nhân bởi rất nhiều bệnh nhân ngại ra hỏi ngoài hiệu thuốc.

Ở những trường hợp suy giảm ham muốn tình dục nặng, một liều nhỏ testosterone (hoóc môn nam) sẽ có tác dụng. Ngoài ra, hooc môn nam còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Ở đàn ông, điều trị ung thư tiền liệt tuyến thường bao gồm liệu pháp ức chế hoóc môn, vì thế chuyện chăn gối khi bị ung thư cũng bị ảnh hưởng. Họ phải chịu đựng cảnh bị suy giảm ham muốn và cương dương yếu. Đối với rất nhiều bệnh nhân, các thuốc cải thiện chức năng cương dương như Viagra, Cialis hay Levitra có thể có tác dụng.

Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh nhân phải chịu cảnh bị yếu sinh lý. Được tư vấn sẽ giúp họ cởi mở và giải tỏa những bức xúc của mình. Sự quan tâm của người vợ và việc học cách âu yếm nhau mà không cần sex cũng giúp cho quan hệ vợ chồng tránh đổ vỡ.

Cũng có một số nhầm lẫn thường gặp. Tôi liệt kê ra đây những gì tôi được chứng kiến, dưới đây là ba hiểu nhầm thường thấy nhất về ung thư và đời sống chăn gối.

BS Ang Peng Tiam tư vấn miễn phí cho bệnh nhân trong một hội thảo về ung thư.

Nhầm lẫn 1: Lượng tinh trùng ít đi đôi với khả năng tình dục kém

“Em chỉ có thể quan hệ với vợ mình một tháng một lần vì lượng tinh trùng của em ít hẳn sau khi hóa trị,” một bệnh nhân mới trên 20 tuổi tâm sự. Cưới nhau được hai năm, chàng trai trẻ hy vọng sẽ xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Nhưng anh chàng này đã phát hiện ra bị ung thư hạch bạch huyết và đã được hóa trị.

Tôi giải thích cho bệnh nhân nam rằng mặc dù hóa trị có thể làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng nhưng việc này không liên quan gì tới cương dương và giao hợp. “Súng lên nòng rồi súng sẽ nổ! Mặc dù có thể súng không có đạn,” tôi thường mô tả thế cho bệnh nhân dễ hiểu.

Không có mối liên hệ nào giữa lượng tinh trùng thấp và khả năng tình dục. Đối với riêng bệnh nhân này, đó là do vấn đề tâm lý. Chuyện chăn gối khi bị ung thư của anh vẫn bình thường (với sự hỗ trợ của Viagra) khi anh an tâm rằng không có mối liên hệ nào giữa khả năng cương dương và số lượng tinh trùng.

Nhầm lẫn 2: Ung thư có thể lây qua đường tình dục

“Bác sĩ có chắc là ông ấy không lây ung thư sang cho tôi không?” vợ của một bệnh nhân ung thư đại tràng hỏi.

Tất nhiên, câu trả lời là không. Ung thư không thể lây nhiễm qua dịch cơ thể. Nên chuyện chăn gối khi bị ung thư vẫn bình thường.

Ung thư của mỗi người bệnh là riêng biệt. Kể cả khối u của người này được lấy ra và đem cấy ghép lên người khác thì khối ung thư đó cũng sẽ chết bởi hệ miễn dịch của người đó sẽ nhận ra khối u đó là ngoại lai và tiêu diệt nó.

Nhầm lẫn 3: Quan hệ tình dục sẽ làm ung thư tái phát

Nhầm lẫn này làm tôi nhớ lại bệnh nhân tôi đã kể lúc đầu, chị có đời sống tình dục ảm đạm trong vòng năm năm. Thực tế là quan hệ tình dục sẽ không làm ung thư tái phát.

Tôi rất mừng là chị đã thẳng thắn và kể cho tôi vấn đề của chị. Nếu bệnh nhân đánh bại được ung thư, tôi tự coi mình là một bác sĩ điều trị ung thư thành công. Nhưng nếu sau đó, họ sống trong lo sợ những thứ không đáng lo, tôi quả là một bác sĩ thất bại ê chề.

Một bác sĩ phải biết rằng cuộc sống này là vô giá, nhưng cần phải sống sao cho trọn vẹn. Trong hầu hết các trường hợp, không phải dễ dàng gì để có thể “trụ vững” trong phòng ngủ.

(Trích Mang thai & Ung thư trong cuốn Hi vọng & Phục Hồi, tác giả – Bs. Ang Peng Tiam)

Bác sỹ Ang Peng Tiam, Giám đốc trung tâm ung thư Parkway, Singapore sẽ có buổi TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 4 năm 2018.

Liên hệ đăng ký trước tại: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế Parkway

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

Điện thoại: 04- 3747 27 29 

Hotline: 0988 155 855

Email: info@parkway.com.vn

BẢN DESKTOP