Y học và đời sống

Những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp cần lưu ý

  • Tác giả : Thúy Nga
Tăng huyết áp gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa. Cần nhận biết biến chứng để đề phòng.

Tăng huyết áp gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa. Cần nhận biết biến chứng để đề phòng.

Nguyên nhân tử vong hàng đầu

Các bác sĩ tim mạch, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, tăng huyết áp là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp.

Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa.

Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị Tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại.

Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc mắc tăng huyết áp.

Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được.

Khuyến cáo, bệnh nhân tăng huyết áp nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Các biến chứng thường gặp:

1. Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim mất bù, rung nhĩ,…

2. Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ,..

3. Biến chứng ở thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ)

4. Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do huyết áp cao, có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù.

Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Hùng Vương - Ảnh BVCC

Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Hùng Vương - Ảnh BVCC

Dấu hiệu nhận biết “kẻ giết người thầm lặng”

Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong cho người bệnh, tuy nhiên tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy mà tăng còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”.

Cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc tăng huyết áp.

Nếu huyết áp của bạn tăng cao, sẽ có một số dấu hiệu tăng huyết áp mà bạn cần chú ý:

- Nhức đầu

- Chảy máu mũi

- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc

- Tê hoặc ngứa ran các chi

- Buồn nôn và nôn

- Choáng và chóng mặt

- Đau tim

Ngoài ra huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Đối tượng bị tăng huyết áp sẽ “tấn công”

Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp đi cùng với tuổi, đặc biệt ở người từ 45 tuổi trở lên

Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng cao nếu trong gia đình bạn cũng có người bị tăng huyết áp

Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng cao thì bạn cần nhiều máu hơn để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, cơ quan. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo.

Không vận động thường xuyên: Những người ít vận động thường có xu hướng nhịp tim cao hơn, khi nhịp tim càng cao, tim bạn phải hoạt động mạnh hơn, với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao hơn. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.

Hút thuốc lá: Việc hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà những chất hoá học trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch, điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.

Ăn nhiều muối: Quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.

Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn, nếu không cung cấp đủ kali, bạn sẽ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.

Uống nhiều bia, rượu: Rượu bia gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim do huyết áp.

Stress: Căng thẳng nhiều cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp tạm thời.

Mắc các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ, ...

Tuy nhiều biến chứng nặng nề, nhưng tăng huyết áp là căn bệnh có thể phòng chống dễ dàng và ngày nay y học đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị tăng huyết áp.

Điều trị tăng huyết áp cần bắt đầu ngay khi phát hiện ra huyết áp vượt qua mức bình thường tức là huyết áp ở mức 140/90 mmHg. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, các thuốc uống để giúp đưa huyết áp của bệnh nhân về huyết áp “ĐÍCH” để tránh và giảm các biến chứng cho bệnh nhân.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP