NHÌN THẲNG

Nhộng trùng thảo: dưỡng chất chỉ như nấm ăn

từng đem các mẫu Nhộng trùng thảo đi làm các xét nghiệm thành phần, TS Dương Văn Hợp, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Vi sinh vật, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trong số khoảng hơn 20.000 axit amin của Đông trùng hạ thảo thật, thì Đông trùng hạ thảo từ nhộng tằm chỉ có 2 -3 axit amin trùng với danh sách hơn 20.000 axit amin đó.

Nhộng trùng thảo chỉ bổ dưỡng như nấm ăn

Nhộng trùng thảo khác Đông trùng hạ thảo

TS Dương Văn Hợp khẳng định, đã là Đông trùng hạ thảo thì nó phải có tên là Cordyceps sinensis. Tất cả những sản phẩm không có tên đó thì không thể gọi là Đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo chỉ có ở vùng Tây Tạng (Trung Quốc) cao từ 3.600 đến 5.100m với nhiều dạng khác nhau.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống ung thư, bảo vệ phóng xạ và rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tăng hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Người ta có thể dùng làm thuốc, thực phẩm chức năng, thức ăn bình thường. Vấn đề ở Việt Nam hiện nay là chưa có nghiên cứu cụ thể trong khi đó lại bán tràn lan nhộng trùng thảo (Militarit) trên thị trường là chưa thỏa đáng.

Muốn khẳng định nhộng trùng thảo là Đông trùng hạ thảo thì phải chứng minh nó đúng là Đông trùng hạ thảo. Thứ nữa, dù đúng là nó cũng chưa hẳn đã tốt vì mục tiêu của chúng ta là chữa bệnh thì phải có đủ hoạt chất để chữa bệnh thì mới được.

Mà như thế thì phải kiểm chứng chứ không thể chỉ nói không. Ở Việt Nam, chưa có minh chứng khoa học nào khẳng định nhộng trùng thảo có tất cả các đặc tính sinh học cần thiết của Đông trùng hạ thảo.

“Cùng là mật ong, nhưng mật ong rừng khác mật ong nhà. Cùng là mật gấu, cùng là hoạt chất ấy nhưng mật gấu rừng có hoạt chất hoàn toàn khác mật gấu nuôi”, TS Dương Văn Hợp nhận định.

Bổ dưỡng chỉ như nấm ăn

TS Dương Văn Hợp kể: “Hồi năm 2006, khi tìm hiểu về nhộng trùng thảo, tôi tưởng đây là một hướng nghiên cứu hay nên tôi tìm cách phân tích thành phần của nhộng trùng thảo xem như thế nào.

Nếu nó giống như Đông trùng hạ thảo thì đây là một phát kiến hay quá, phải nhân rộng để người tiêu dùng có quyền được sử dụng một sản phẩm tốt mà hiếm đến như thế.

Tôi liền thử hoạt tính của Minitarit (nhộng trùng thảo) bằng cách gửi mẫu cho Công ty Vedan ở Đài Loan (Trung Quốc) thực hiện. Nếu như Đông trùng hạ thảo có thể ức chế được khoảng 20.000 dòng thế bào ung thư thì nhộng trùng thảo chỉ ức chế được 1- 2 tế bào ung thư. Một sự chênh lệch quá lớn.

Lúc đó, nếu hoạt chất tốt, tôi sẽ làm, nhưng vì hoạt chất nó quá thấp, chẳng khác gì một số loài nấm như nấm mỡ, nấm kim châm, nấm đầu khỉ… nên tôi không thực hiện nữa.

Tôi không muốn phát triển cái này vì rõ ràng sử dụng nó vừa mất tiền, vừa không đem lại hiệu quả gì nhiều. Ví dụ như dùng kháng sinh, phải dùng 1 triệu đơn vị thì mới có tác dụng mà lại chỉ sử dụng có 10 đơn vị thì không thể có tác dụng được. Thậm chí tôi không cần uống kháng sinh mà tôi ăn thực phẩm nọ kia cũng có cái chất đó”.

TS Dương Văn Hợp cho biết, ở Trung Quốc, khi nhân nuôi Đông trùng hạ thảo, người ta phát hiện ra rằng có những hoạt chất và tác dụng dược lý gần như Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên.

Nếu đúng là chủng nấm đó, phun lên con sâu đó thì hoàn toàn có khả năng tạo ra hoạt chất đó, nhưng vấn đề ở đây không phải là nấm đó, không phải con sâu đó thì không thể mong muốn sẽ tạo ra hoạt chất đó được.

“Người có chủng tộc, vượn cũng là một chủng tộc của người, cũng thuộc bộ linh trưởng, nhưng rõ ràng nhìn người và nhìn vượn là khác nhau rồi. Thậm chí khỉ cũng là một loài vượn cơ mà. Phân loại học khác nhau thì tạo ra hoạt chất khác nhau”, TS Dương Văn Hợp ví von.

Thành phần giống nhau, tác dụng cũng khác nhau

GS Bùi Công Hiển cho biết, thành phần chính của Đông trùng hạ thảo là Cordicepin có khả năng ức chế tế bào ung thư, cùng rất nhiều khoáng chất khác.

Trong phòng thí nghiệm hoặc bằng cách nào đó, người ta cũng có thể tạo ra một hoạt chất giống i như thế này, nhưng chắc chắn tác dụng sẽ không giống. Khoa học sinh hóa thế giới dù có mạnh đến đâu cũng không làm được.

Là bởi dù thành phần như thế, nhưng cấu trúc không gian, liên kết của từng phân tử khác nhau là đã cho ra hoạt tính sinh học khác nhau. Bởi thế mà người ta có thể làm ra mọi thứ trong phòng thí nghiệm, nhưng không bao giờ đạt đến hoạt chất giống như ngoài tự nhiên được.

TS Dương Văn Hợp cho rằng, có hai điểm để đảm bảo rằng sản phẩm Đông trùng hạ thảo hiện bán trên thị trường đúng là Đông trùng hạ thảo: Thứ nhất, tên vi sinh vật phải đúng. Thứ hai là phải kiểm chứng được các hoạt chất có tính dược lý.

Còn cho dù đúng con sâu đó mà nuôi cấy trong điều kiện không đảm bảo cũng sẽ không cho ra hoạt chất cần thiết. Điều quan trọng chính là hợp chất Cordiceppin. Nhưng khi đã không có con sâu đó, không có loài nấm đó thì gần như là không có khả năng tạo ra được hoạt chất đó.

Phải chứng minh được cả về invitro và invivo (trong phòng thí nghiệm và trong cơ thể), thì lúc đó mới có cơ sở để công nhận tính năng tác dụng. Còn nếu tự nhiên nuôi cấy rồi bảo nó là Đông trùng hạ thảo là không ổn.

Quan điểm của cá nhân tôi, nếu không thể chứng minh được sản phẩm Đông trùng hạ thảo trên thị trường có các hoạt chất dược lý cần thiết, chủng nấm và sâu chính là Đông trùng hạ thảo thì không nên dùng”, TS Dương Văn Hợp

Tô Hội

BẢN DESKTOP