Từng được xem là “đại diện” cho thời kỳ bao cấp khó khăn, là món ăn "cứu đói" của nhà nghèo xưa nay bất ngờ trở thành đặc sản. Các đồ ăn như tóp mỡ, trám, cà dầm dương đang được nhiều người săn lùng.
|
Tóp mỡ vốn được xem là “đại diện” cho thời kỳ bao cấp khó khăn, là món ăn "cứu đói" của nhà nghèo xưa nay bất ngờ trở thành đặc sản, được bày bán trong các cửa hàng thực phẩm sạch với giá đắt đỏ. |
|
Với giá bán từ 400.000 - 500.000 đồng/kg, tóp mỡ không còn là món ăn bình dân mà trở thành đặc sản đắt đỏ. Thậm chí, nhiều nơi khách muốn mua phải đặt trước 2 - 3 ngày mới có hàng. |
|
Ngoài tóp mỡ thường, nhiều cửa hàng còn tẩm thêm gia vị và đóng túi zip, có loại 2 lạng, 3 lạng, 4 lạng, khách bảo quản trong tủ mát có thể để được cả tháng. |
|
Thịt được chọn để làm tóp mỡ là thịt ba chỉ hoặc phần thịt có 50% nạc, 50% mỡ để giảm độ ngấy. |
|
Trước kia, cà dầm tương là món ăn dân dã gắn liền với những bữa cơm "nhà nghèo" tại các vùng quê. Tại làng Hòa Thôn (xã Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội), cà dầm tương được đóng gói sang chảnh bán khắp các tỉnh thành, thậm chí xuất khẩu sang nước ngoài. |
|
Cà dầm tương ủ trong vòng 7 tháng - 1 năm, ủ càng lâu càng ngon và giá càng cao. Những quả cà to từ 0,5 - 1kg giá 50.000 đồng/quả. Quả nhỏ hơn giá từ 25.000 - 35.000 đồng/quả. |
|
Ngày xưa, trám được coi là món ăn dân dã của người nghèo nhưng nay đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Một cân trám giá ngang ngửa một cân thịt lợn vẫn được nhiều bà nội trợ săn lùng. |
|
So với trám trắng, trám đen được khách hàng chuộng nhiều hơn cả và có giá cao gấp 3 - 4 lần, hàng loại 1 có thể lên tới 150.000 đồng/kg. |
|
Thông thường, trám đen có 2 loại là trám nếp và trám tẻ, trám nếp dẻo bùi còn trám tẻ thì giòn cứng. |
|
Nhiều chị em ở thành phố phải canh 3 - 4 ngày mới mua được trám đen bởi dòng trám đen Lạng Sơn rất khó mua, hàng cứ về tới đâu là hết ngay đến đó. Nguồn ảnh: Facebook |
Hoàng Minh (tổng hợp)