Chữa bệnh không dùng thuốc

Nhịn cơm giảm béo dễ bị gan nhiễm mỡ và ung thư

Nhiều chị em đang áp dụng chế độ giảm cân hoàn hảo là không cần nhịn ăn, được ăn thoải mái thịt và rau quả nhưng kiêng hoàn toàn tinh bột. Các chuyên gia cảnh báo, thực hiện chế độ ăn nhịn cơm giảm béo dễ bị gan nhiễm mỡ và ung thư.

Không ăn cơm sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Nhịn cơm giảm béo dễ bị gan nhiễm mỡ

Chị Diệu Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) khoe, mới hai tuần em thực hiện chế độ giảm béo “hoàn hỏa” không cần tập luyện, ăn kiêng, ăn thả phanh cả móng giò, thịt bò…chỉ trừ tinh bột mà đã giảm được hai cân. Thực hiện chế độ này không khổ sở vì nhịn ăn, tập luyện…

BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân Y 103 cho biết, nhịn cơm giảm béo dễ bị gan nhiễm mỡ và ung thư là cách giảm béo phản khoa học, không đạt được mục đích giảm béo lâu dài và rất nguy hại cho sức khỏe. Bởi thành phần cơ bản của mỗi bữa ăn bao gồm gluxit, propit, lipit để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu hàng ngày cơ thể thiếu đi 1 trong 3 thành phần này thì cơ thể sẽ không được có đủ năng lượng cho quá trình hoạt động và trao đổi chất, từ đó sức khỏe bị ảnh hưởng là điều đương nhiên.

Đặc biệt, tinh bột (bột đường, gluxit) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Cơm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, chất béo, đường, protein… nên khi ăn cơm, cơ thể sẽ được nạp năng lượng đầy đủ để nuôi cơ thể. Nếu không ăn hoặc ăn ít cơm, lượng calo nạp vào cơ thể không đủ để chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động, do đó, các chất dinh dưỡng đang có trong cơ thể như chất béo, vitamin, protein, được chuyển thành năng lượng. Khi các chất dinh dưỡng này bị khai thác triệt để sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể.

Sự thiếu hụt vitamin, ví dụ như vitamin B sẽ dẫn đến tình trạng giảm sức đề kháng, chậm quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất… nên ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào, gây mất cân bằng hệ thống thần kinh.  Hơn nữa, việc thiếu dinh dưỡng, vitamin, nhất là vitamin B1, khoáng chất …là nguyên nhân đưa đến tình trạng như thiếu máu, giảm trí nhớ, dễ bị viêm trong cơ thể…

BS Phúc cảnh báo, đặc biệt nguy hiểm nếu không ăn tinh bột sẽ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ và người bị gan nhiễm mỡ có xác xuất bội nhiễm xơ cứng gan, ung thư gan cao gấp 150 lần người bình thường. Bởi bình thường gan chuyển hóa đường để tạo năng lượng. Nếu ta không ăn tinh bột tức là không có đủ đường để chuyển hóa nên gan buộc phải thu thập mỡ dùng thay thế. Những người ăn kiêng, ăn thiên lệch sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết, nhất là B1 có trong cơm sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ.

Ăn nhiều thịt sinh u

 BS Lê Quang Hào, Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng) nhấn mạnh, không phải do chất tinh bột gây nên béo phì mà nguyên nhân dẫn tới tình trạng này không chỉ do chế độ ăn dư thừa năng lượng dẫn tới mất cân đôi gây tích tụ mỡ mà cả thói quen ăn không cân đối (thừa chất này (thịt cá…) thiếu chất kia (rau xanh, khoáng chất…) gây nên.

Việc giảm béo bỏ ăn tinh bột là giảm cân trước mắt bởi năng lượng đường trong máu thấp làm tăng phân giải mỡ thành năng lượng cung cấp cho cơ thể nên giảm béo 1 phần, nhưng trong quá trình phân giải mỡ, lượng axit béo đi vào máu quá nhiều, gây rối loạn cân bằng kiềm và axit gây nhiều bệnh nguy hiểm: suy nhược thần kinh, mệt mỏi mất phương hướng, não không truyền tín hiệu, trầm cảm, hôn mê, ngất xỉu.

Axit tăng cao ở vùng nào thì một số tế bào chết, hoặc trở thành ác tính. Các tế bào chết tự biến thành axit tạo ra ổ viêm loét. Dư axit là một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi, ung thư, trầm cảm, viêm tấy, đau thận, đau gan, đau dạ dày, yếu phổi, thở yếu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…và bệnh nan y.

Hơn nữa, bỏ cơm, ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe. Bởi thịt có chứa chất béo, nhất là chất béo bão hòa, khó tiêu hay chậm tiêu hóa. Thịt còn giàu cholesterol, tạo nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn nhiều thịt, nhất là thịt đỏ, tích lũy trong cơ thể nhiếu chất cặn bã như urê, axit uric, tạo nguy cơ mắc bệnh gút, ung thư…

Vì vậy, BS Phúc khuyên, muốn giảm cân phải xây dựng chế độ ăn ít năng lượng, phù hợp với công việc hàng ngày. Trong khẩu phần ăn ở người béo phì lượng gluxit vẫn phải đảm bảo từ là gluxit là 60%; protein là 20-25% và lipit <20%.

Nhật Hà

BẢN DESKTOP