Dọc đường

Nhận biết “địa linh” thế nào cho đúng?

a linh” theo các nhà khoa học và phong thuỷ học thực chất là long mạch, hiểu rộng hơn là tia đất.

Với công nghệ hiện đại, việc đi tìm địa linh, đất long mạch không còn quá khó khăn. Và cách nhận biết địa linh theo kinh nghiệm dân gian cũng đem lại những hiệu quả bất ngờ.

địa linh

Trong một vùng đồng bằng mênh mông, có một dãy núi sừng sững mọc lên thì vùng núi đó là địa linh, đất có long mạch.

Đất là cơ thể sống

Trao đổi với phóng viên, nhà nghiên cứu Hồ Nam, người đã dành cả cuộc đời nghiên cứu lĩnh vực phong thủy cho biết, nhiều tài liệu của người xưa coi mặt đất là một cơ thể sống:

Nước là máu, đất là thịt, đá là xương, cỏ cây là da lông. Các bộ phận của Trái đất cũng có huyệt mạch nối kết với nhau giống như kinh mạch trong cơ thể con người, khí vận hành và tụ ở huyệt. Vì thế, phải hiểu âm dương để tìm ra nơi có cát khí và hung khí.

Theo tìm hiểu của nhà nghiên cứu Hồ Nam thì long mạch tồn tại ở cả vùng núi cao, vùng gò đồi và đồng bằng, những nơi nhô cao trên mặt đất đều được gọi là long.

Điểm khởi đầu của long mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc là nơi sinh khí ngưng tụ. Nơi sinh khí ngưng tụ có hình thái giống như một chiếc tổ chim, biểu thị hình dạng uốn lượn trong ngoài, có nơi phát về âm phần, có nơi phát về dương.

Đất phát âm phần dùng để an táng người chết. Đất phát dương nếu nhỏ thì dùng làm nhà ở, to rộng thì tốt cho việc xây dựng làng mạc, rộng hơn nữa thì làm thị trấn, kinh đô.

Tuy nhiên, long mạch có cát, có hung. Ở địa hình đồi núi, mạch cát là mạch núi đầy đặn, sáng, thanh tú, hùng vĩ, cây cối tốt tươi. Trái lại, mạch hung là mạch núi sụt lở, nghiêng lệch, cây cối tiêu điều. Mặt khác, mạch có mạch chính, mạch nhánh, cần chọn nơi mạch chính, có nhiều gò núi bảo vệ, sông suối vòng quanh.

Còn theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương: “Chính vì khái niệm địa linh nhằm mô tả một vùng đất đặc biệt so với môi trường xung quanh nó, cho nên những đặc điểm nhận biết địa linh thì có rất nhiều.

Thí dụ, trong một vùng đồng bằng mênh mông, có một dãy núi sừng sững mọc lên thì vùng núi đó là địa linh, hoặc trong một vùng núi non trùng điệp xuất hiện cả một vùng đất đồng bằng thì vùng đồng bằng đó là địa linh.

Hoặc cả một con sông hùng vĩ nước chảy cuồn cuộn, tự nhiên có đoạn quanh co nào đó bao bọc cả một vùng đất, nước lại chảy hiền hòa, hoặc ngược lại thì vùng đất đó gọi là địa linh.

Tôi chỉ có thể đưa ra những thí dụ mang tính minh họa về địa linh. Nếu đi sâu vào chi tiết của môn phong thủy Đông phương về địa linh thì còn nhiều yếu tố chi tiết hơn”.

Một trong những yếu tố không thể thiếu của địa linh là khí. Khí đi chìm, dọc theo các dãy núi được gọi là mạch núi hay long mạch.

TS Vũ Bằng và máy đo tia đất.

Sở dĩ có khái niệm long mạch là do người xưa sùng bái rồng. Thân hình của rồng uốn lượn, trong khi các dãy núi nhấp nhô, trùng điệp tương tự.

Hơn nữa, rồng không dễ nhìn thấy toàn bộ, thấy đầu mà không thấy đuôi, cũng như mạch núi biến hoá khôn lường, muôn hình vạn trạng, lúc to lúc nhỏ, lúc nhô cao lúc xuống thấp, lúc nghịch lúc thuận, lúc ẩn lúc hiện.

Dựa vào tia đất

Khoa học hiện đại đã giúp con người nhận biết long mạch, phát hiện địa linh một cách nhanh chóng và chính xác hơn. TS Vũ Văn Bằng, nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tia đất tại Việt Nam cho hay: “Long mạch chính là tia đất. Tia đất tốt thì tạo nên đất lành. Tia đất xấu thì tạo nên đất dữ”.

Theo tính toán của các nhà khoa học, tia đất tốt khi có chứa các khoáng chất bức xạ điện từ thuận, tia hồng ngoại với mức năng lượng cao hơn bình thường từ 150 – 300% như amethyst, german, đá quý, thiên thạch.

Đặc biệt, nơi có các mỏ quặng quý, vùng tiếp giáp giữa chúng với môi trường xung quanh thường sinh ra trường điện tự nhiên cục bộ, con người sống trên đó sẽ trường thọ.

Có ý kiến còn cho rằng, một số tia đất có thể chữa được bệnh. Thực tế cho thấy, nhiều mảnh đất địa linh nằm rải rác trên khắp thế giới luôn có đông người tìm đến để trị bệnh.

Như suối Lourdes ở miền Nam nước Pháp đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh tim, bệnh phổi, bệnh dạ dày, thậm chí mù lòa, bại liệt.

Ngược lại, tia đất xấu khi có chứa các thành phần độc hại như đá phóng xạ urani, chất độc hoá học, thủy ngân, chì, arsen, dioxin… Người sống trên mảnh đất có tia đất xấu dễ bị bệnh tật. Đặc biệt là bệnh về thần kinh, nếu thiếu hiểu biết người ta sẽ đổ lỗi cho ma quỷ.

Phương pháp dân gian

TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học – Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cho hay, ngoài phương pháp nhận biết long mạch bằng máy móc công nghệ thì kinh nghiệm dân gian cũng đem lại những tác dụng đáng kể.

“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” là điều cổ nhân dạy nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khoa học thì nhiều khả năng chó và mèo đến nhà là do sự hấp dẫn của tia đất.

Bởi lẽ, mèo thích hợp sống trong khu vực, vị trí có bức xạ hay trường khí xấu, còn chó thì thích hợp sống ở khu vực, vị trí có bức xạ, trường khí tốt.

Cũng theo TS Nguyễn Hoàng Điệp, ở đồng bằng địa hình bằng phẳng, mạch núi thường chìm sâu dưới đất nên rất khó tìm nhưng vẫn có thể dựa vào hình thế để tìm long mạch.

Cụ thể là quan sát độ mấp mô của địa hình và sự phân hợp của hệ thống dẫn nước: Cao một tấc là sơn, thấp một tấc là thuỷ, rồng gặp nước sẽ dừng, sinh khí gặp nước sẽ tụ.

Đồng thời để xem một vùng đất nào đó có thật sự là địa linh hay không, có thể xem tổng quát về con người, cây cối. Con người mạnh khoẻ, trường thọ, thông minh mẫn tiệp hoặc cây cối xanh tươi là vùng vượng khí. Ngược lại, con người yếu đuối bệnh tật, cây cối cằn cỗi tiêu điều là đất xấu hoặc tiềm ẩn hung khí.

“Bốn phía vây bọc mà nước quy về một nơi thì đó là nơi long mạch kết huyệt. Bởi lẽ, sinh khí phải nhờ tới long mạch mới có thể phát sinh vận hành.

Sinh khí gặp gió thì tản mát, long mạch gặp dòng nước thì dừng lại. Nguyên nhân là do khí được coi là mẹ của nước, có khí thì mới dẫn tới có nước. Khí chuyển động thì nước cũng theo đó mà chuyển động, khi nước dừng thì khí cũng dừng theo. Vì thế, đường chảy của nước được coi là đường đi của long mạch”.

Nhà nghiên cứu Hồ Nam

Trần Hòa

BẢN DESKTOP