Chữa bệnh không dùng thuốc

Nhai tép tỏi tươi có hại dạ dày, tăng huyết áp

Tỏi tươi được biết đến là một bài thuốc dân gian tốt cho sức khỏe, giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu… Tuy nhiên, việc nhiều người cho cả tép tỏi vào miệng nhai không những không phát huy được các hợp chất tốt trong đó mà còn có nguy cơ hại dạ dày, tăng huyết áp trở lại do nóng.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nhai-tep-toi-tuoi-co-hai-da-day-tang-huyet-ap1.jpg

Sử dụng tỏi phù hợp.

Thái mỏng để 10 phút

Theo lương y Lê Thị Phương, Hội Đông y Việt Nam, tỏi có nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe như chất allicin, ajoene… nên được đánh giá có tác dụng giảm cholesterol, kháng viêm, diệt vi khuẩn. Đặc biệt, do có khả năng hạ mỡ máu và tan cục máu đông nên đồng thời giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ tai biến một bệnh đang gây nên những hệ lụy cho sức khỏe.

 Tuy nhiên, để các hợp chất này phát huy tác dụng cần có sự tiếp xúc với không khí, từ đó tạo thành hợp chất kháng oxy hóa mạnh và làm tan mỡ trong máu. Do đó, khi ăn tỏi tươi cần thái nhỏ, để trong không khí từ 10 phút mới ăn.

Ngoài ra, cũng có thể chế biến tỏi thái mỏng với dấm, rượu để dùng dần. Mỗi ngày, một người  chỉ nên ăn khoảng 1-2 tép tỏi tươi vào các bữa ăn. Có nhiều người do lười hoặc thiếu hiểu biết nên nhai cả tép tỏi nguyên vào miệng là hoàn toàn không tốt. Bởi các hợp chất không được tác dụng cùng không khí để tạo ra các chất tốt. Đồng thời, ăn cả tép dẫn đến tinh dầu tỏi gây nóng, từ đó gây đau dạ dày, làm tăng huyết áp trở lại. Với những người vốn dĩ đang bị các bệnh nhiệt miệng do cơ thể nóng, loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính nếu ăn theo cách này càng khiến bệnh dễ bị nặng hơn.

“Tinh dầu tỏi rất nóng nên nếu ăn sống cả tép làm tăng nguy cơ rước bệnh vào người. Bởi mỗi người một thể, có người hàn người nóng. Nếu đang bị nóng nay lại ăn thêm nóng càng khiến phá cơ thể hơn. Vì thế, dù tỏi tốt nhưng cũng không được ăn bừa bãi”, lương y Lê Thị Phương cho biết.

Cũng vì lý do này nên những người đang bị bệnh viêm phổi nhiệt, viêm gan, thận, khí hư, đang điều trị vết thương không nên ăn tỏi tươi, kể cả đã cho tiếp xúc không khí. Nên ăn tỏi khi các vết thương đã lành, sức khỏe bình phục.

Tỏi đen thay thế tỏi tươi

Ngoài ăn tỏi tươi, người bệnh cao huyết áp có thể dùng tỏi thái lát mỏng ngâm dấm để  ăn cũng mang lại hiệu quả cao. Tránh để cả tép ngâm, bởi cách này cũng không phát huy sự tiếp xúc với không khí. Hạn chế dùng tỏi ngâm rượu, bởi rượu không tốt cho người bệnh dù có thêm tỏi. Đặc biệt, nên dùng tỏi đen để ăn thay thế tỏi tươi. Bởi tỏi đen qua quá trình lên men sẽ sản sinh ra nhiều hợp chất tốt có tính dược lý như chống oxy hóa, hạ mỡ máu, điều chỉnh huyết áp, tăng khả năng miễn dịch và phòng chống ung thư…

Trong đó, tỏi cô đơn là giống tỏi mọc trên nền đất cát, có nhiều thành phần tốt nên khi chuyển hóa cũng sẽ tốt hơn các loại tỏi thường. Nhưng, ngược lại, không nên ăn tỏi cô đơn tươi bởi không những không tốt bằng khi đã lên men mà còn cảm thấy nhạt không khác gì hành tây.

Không nên dùng tỏi tươi khi đang đói bụng hoặc nhai một mình, thay vào đó nên kết hợp trong bữa cơm. Khi ăn tỏi nên để khoảng 30 phút đến một tiếng sau mới uống các loại thuốc khác.

Hà Linh

BẢN DESKTOP