Y học và đời sống

Nguy hại, nhiều rủi ro khi uống rượu rễ cây

Hiện nay ở một số địa phương, người dân hái lá rừng, đào rễ cây trong rừng về ngâm rượu mà chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng. Khi uống vào đã bị ngộ độc phải cấp cứu có trường hợp tử vong. Việc tự chế rượu thuốc kiểu này hết sức nguy hiểm.

Không phải cứ thuốc Đông y là ngâm rượu được

Xin nhắc lại hai vụ ngộ độc rượu thuốc cách đây gần 30 năm.ột vụ ở Đắc Lắc, người dân ngâm rượu rễ cây trong rừng uống, một số người tử vong trong đó có cả thầy thuốc Đông y. Ở Quảng Ngãi, người dân ngâm bài “thập toàn đại bổ” nhưng uống vào bệnh nhân chết tại trận. Khi Hội Đông y đến kiểm tra, trong bài thuốc ấy có vị rễ cây ngón, là loại cây cực độc gây chết người.

Người dân nhiều địa phương do thiếu hiểu biết hoặc biết không hết, vận dụng một số kiến thức ngâm rượu theo bài “Lục vị hoàn để bổ thận”. Thực chất, bài lục vị là bài thuốc bổ thận âm (bổ thủy) để sinh ra huyết và dịch nên không thể ngâm rượu. Rượu là vị thuốc cay nóng, đại nhiệt, làm tổn thương huyết dịch thì không được ngâm rượu.

Trong Đông y, các vị thuốc cay nóng, hoặc có chất độc như phụ tử cũng cấm không được dùng ngâm rượu để uống. Không phải bài thuốc nào, vị thuốc nào cũng ngâm rượu được, đó là điều cần lưu ý.

Những người không uống được rượu thuốc

Rượu là một vị thuốc nhưng chỉ để làm chất dung môi dẫn thuốc, không có tác dụng chữa bệnh. Trừ trường hợp cá biệt. Người huyết nhiệt khi uống rượu vào thấy mặt đỏ, mệt mỏi, nếu uống rượu tiếp sẽ làm huyết nhiệt thêm, dẫn đến tổn thương tim mạch.

Rượu nóng làm huyết nóng loãng ra, mất cân bằng khi lưu thông trong mạch máu, sự vận hành của huyết trong tim mạch bị hạn chế, làm tổn thương đến sự lưu thông của khí huyết dẫn đến cơ thể gầy yếu, ăn uống kém, sinh lý kém, thường hay bị ho khan nhưng tìm không ra nguyên nhân.

Đối với người gan nóng khi uống rượu vào thường thấy đau đầu choáng váng, rối loạn tiêu hóa, da bị xạm, nổi mẩn ngứa…đây là biểu hiện sự đào thải của gan kém, nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn đến xơ gan, hoặc ung thư gan. Đối với người thận âm kém, uống rượu vào thấy đau lưng, khô họng, nóng trong bụng khó chịu, đi tiểu tiện ít hoặc nước tiểu đỏ là không tốt.

Thận âm chủ thủy, sinh ra huyết và dịch, khi thận âm kém, uống rượu càng làm tổn thương thận thủy, làm cho huyết dịch bị tổn thương, không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, làm cơ thể khô kiệt, tinh dịch không đủ để nuôi sống tinh trùng, làm tinh trùng chết, dẫn đến mắc chứng vô sinh nam giới.

Sau đây tôi xin giới thiệu 2 bài thuốc ngâm rượu được chép trong y văn: Bài “Ngũ gia bì tửu”, bài thuốc thời nhà Minh, Trung Quốc đăng trong cuốn “Kỳ giao lương phương” trang 318. Bài thuốc gồm: Đương quy 16g, phòng phong 16g, xuyên khung 16g, uy linh tiên 16g, mộc qua 16g, bạch truật 20g, bạch chỉ 20g, ngưu tất 24g, hồng hoa 16g, cúc hoa 16g, ngũ gia bì 16g, đảng sâm 30g, khương hoàng 20g, độc hoạt 8g, ô dược 8g, ngọc trúc 30g, nhục đậu khấu 8g, bạch đàn hương  12g, đinh hương 8g, sa nhân 8g, mộc hương 8g, trần bì 16g, nhục quế 8g. Ngâm với 6,4 lít rượu trắng. Ngâm khoảng 6 tháng, pha thêm một ít mật ong.

Cách dùng: Ngày uống 3 lần mỗi lần uống 30ml vào lúc ăn sáng, trưa, tối. Bài thuốc có tác dụng thư gân cốt, hoạt huyết, trừ thấp khu phong. Điều trị: Bệnh phong thấp tay chân tê mỏi đau nhức, đau lưng. Thận suy kém do nhiễm phải hàn thấp. Phụ nữ âm lạnh. Bài “ Thiết đã tổn thương tửu” (ngã bị tổn thương phần mềm) đời nhà Mãn ThaddQ, Trung Quốc in trong bộ sách “Dương y đại toàn” quyển 36. Sài hồ 100g, đương qui 100g, hoàng cầm 50g, ngũ linh chi 50g, đào nhân 50g, xích thược 50g, tô mộc 50g, tục đoạn 50g, cốt toái bổ 50g, mã tiền (chế) 50g, hồng hoa 30g, tam lăng 30g, nhũ hương 20g. Ngâm với ½ lít rượu trắng, có nồng độ 450 , hoặc rượu vàng (hoàng tửu được cất bằng cao lương). Ngâm 30 ngày.

Cách dùng: Ngày uống 30ml trước khi ăn tối. Bài thuốc có tác dụng: thư gân cốt, hoạt huyết, tán uất giảm đau. Điều trị chứng: ngã tổn thương phần mềm, làm bong gân, huyết ứ, hoặc đau nhức mỏi khắp người không rõ nguyên nhân.

TTND.BS cao cấp Nguyễn xuân Hướng

(Nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN)

BẢN DESKTOP