Gia đình mới

Nguồn ô nhiễm không khí

Nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị chủ yếu đến từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất nội đô, sinh hoạt dân cư, xử lý rác thải…

Hỏi: Tôi nghe nói một số thành  phố lớn ở Việt Nam đang ô nhiễm không khí. Vậy xin hỏi nguồn gây ra ô nhiễm là từ đâu?

Quách Ngọc Anh (Hà Nội)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nguon-o-nhiem-khong-khi1.jpg

Ảnh minh họa.

TS Trần Thế Loãn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường: Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị chủ yếu đến từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất nội đô, sinh hoạt dân cư, xử lý rác thải…

Trong đó, khí thải từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất với các khí thải chủ yếu như SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2,5).

Ngoài ra, các nguồn ô nhiễm lớn nằm ngoài khu vực đô thị cũng tác động không nhỏ tới không khí nội đô như nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép, vật liệu xây dựng.

Đặc biệt, khí thải của nhà máy nhiệt điện có chứa rất nhiều SO2, CO, NOx và bụi, thậm chí lượng khí thải này có thể lên tới hàng nghìn m³/phút và có  khả năng phát tán xa hàng trăm km đến các khu vực đô thị xung quanh.

Số liệu quan trắc giai đoạn từ 2012 – 2016 cho thấy mức độ ô nhiễm bụi tại các đô thị vẫn ở ngưỡng cao, chưa có dấu hiệu giảm trong 5 năm gần đây.

Đối với bụi TSP, nồng độ đã vượt ngưỡng cho phép từ 2 – 3 lần và thường tập trung cao ở các trục đường giao thông của các đô thị lớn. Lượng bụi này phát tán trong không khí và gây ra những tác động nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân.

PV (ghi)

BẢN DESKTOP