Đi bộ: Là bài tập phù hợp với mọi lứa tuổi, phù hợp với mọi dạng và mức độ cao huyết áp. Nên sắp xếp thời gian đi bộ trong khoảng từ 16h - 18h, có thể hít thở không khí trong lành thông qua việc đi bộ ngoài trời.
Điều đáng chú ý là mặc dù cường độ đi bộ ít nhưng thời gian tập không nên quá dài, nên khống chế trong vòng 50 phút, có thể đi bộ từng đoạn, mỗi ngày tập 1-2 lần.
Chạy bộ: Bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ có thể chọn chạy bộ, tốc độ khoảng 120 bước/phút, vận tốc khoảng 4,5 km/giờ, nhịp tim 120-136 nhịp/phút.
Khi chạy bộ nên áp dụng nguyên tắc tăng dần và có thứ tự, khi khả năng thích ứng của cơ thể tăng dần thì thời gian tập luyện cũng sẽ tăng lên.
Ảnh minh họa. Ảnh: internet. |
Đi xe đạp: Bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim mạch vành có thể lựa chọn tập thể dục bằng xe đạp. Bởi vì xe đạp chủ yếu dùng chi dưới để tác động lực, giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông động mạch vành, quá trình lưu thông máu, tình trạng bệnh thuyên giảm.
Người bệnh nên đạp xe từ 20 đến 45 phút mỗi lần, nhưng nên kiểm soát tốc độ và chọn đoạn đường rộng rãi, thông thoáng để đạp xe đề phòng tai nạn.
Thái cực quyền: Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, thái cực quyền là một bài tập tốt, có thể kéo căng cơ bắp toàn thân, thúc đẩy sự thư giãn của mạch máu, cải thiện sự phối hợp và cân bằng của cơ thể.
Do bài tập này cường độ thấp nên thời gian tập nên hơn 30 phút, nên để cơ thể ra mồ hôi một chút.
Ngồi xổm: Mỗi ngày ngồi xổm 15-20 lần, nếu thân thể cho phép, từ tư thế ngồi xổm đứng lên có thể phối hợp động tác siết chặt bụng. Đồng thời, trong suốt thời gian không được nín thở để không làm huyết áp tăng mạnh gây tai biến./.