Y học và đời sống

Người cao huyết áp cần lưu ý gì khi tết cận kề

  • Tác giả : BS Đinh Minh Trí
Phần lớn người bệnh cao huyết áp không có triệu chứng, các triệu chứng thường nhẹ và mơ hồ có thể gặp ở nhiều bệnh khác, do đó tăng huyết áp là "sát thủ thầm lặng"gây tim mạch, đột quỵ...

Bên cạnh lượng lớn bệnh nhân nhập viện vào dịp Tết do tai nạn giao thông thì còn một lượng bệnh nhân không nhỏ phải cấp cứu do tăng huyết áp . Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong những ngày cận Tết, Tết là nguyên nhân chính gây ra điều đó.

Vì vậy, người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để tránh vào viện do tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là bệnh gì và nguy hiểm ra sao?

Tăng huyết áp là một bệnh lý rất phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng áp lực của máu tác động lên thành động mạch thường xuyên tăng cao. Thông thường khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ≥ 140 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

Tăng huyết áp rất nguy hiểm vì có thể gây tổn thương động tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi nuôi khắp cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Căn bệnh này được mệnh danh là “Kẻ giết người thầm lặng” bởi nguy hiểm như vậy nhưng bệnh thường tiến triển âm thầm với các biểu hiện không rõ ràng nên nhiều người không hề biết mình mắc bệnh.

Tuy nhiên vẫn có những biểu hiện không đặc trưng báo hiệu một cơn tăng huyết áp đột ngột mà người bệnh cần lưu ý:

– Chỉ số huyết áp khi đo trên máy bằng hoặc lớn hơn 140/90mmHg.

– Chóng mặt, thậm chí cảm thấy choáng váng hoặc nhức đầu.

– Mặt đỏ bừng, nóng vùng mặt.

– Nôn, buồn nôn.

– Chảy máu mũi.

– Tê ran các chi.

Người cao huyết áp cần lưu ý gì khi tết cận kề ảnh 1

Người cao huyết áp cần lưu ý gì khi tết cận kề

Những lưu ý khi Tết cận kề tránh tai biến do tăng huyết áp

Tập thể dục: Cố gắng tập thể dục ít nhất nửa giờ một ngày với các loại hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp hoặc khiêu vũ. Nếu huyết áp của bạn tăng lên, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa.

Tiếp xúc ánh sáng mặt trời: Các nghiên cứu đã tìm thấy việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn động mạch. Vì vậy, hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng làm giảm huyết áp và có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Tránh căng thẳng: Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến cao huyết áp. Hãy cố gắng tránh căng thẳng và dành 15 phút trong ngày để ngồi thiền và hít thở sâu.

Bổ sung magiê: Khoáng chất này có thể giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu, những người có nồng độ ma giê cao có ít hơn một phần ba nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các loại hạt, quả hạch, rau lá xanh và sô cô la đen là nguồn chứa ma giê tuyệt vời.

Cắt giảm muối: Người lớn không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê). Những người trên 50 tuổi, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và những người có bệnh thận nhạy cảm hơn với natri. Cần kiểm tra thành phần thức ăn có chứa muối hay không trước khi dùng.

Giảm cà phê: Caffeine mặc dù làm tăng huyết áp chỉ trong ngắn hạn nhưng cũng nguy hiểm. Bệnh nhân cao huyết áp cần phải giảm tiêu thụ các loại trà, cà phê, nước giải khát.

Bỏ hút thuốc: Mỗi điếu thuốc bạn hút có thể làm tăng vọt huyết áp trong nhiều phút. Vì vậy, muốn duy trì huyết áp tốt, hãy bỏ thuốc lá để kiểm soát huyết áp.

Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống của người cao huyết áp nên giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, tránh chất béo bão hòa và thực phẩm giàu cholesterol.

Cách đơn giản giúp bạn kiểm soát huyết áp thành công

Duy trì cân nặng: khỏe mạnh rất quan trọng với người tăng huyết áp. Những người thừa cân nên cố gắng giảm cân và những người có cân nặng bình thường nên tránh tăng thêm bất kỳ cân nào.

Nếu bạn đang thừa cân - hoặc có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên, giảm ít nhất 4,5 kg có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp nên ăn nhiều trái cây và rau quả, đồng thời hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường. Kế hoạch ăn uống tối đa hóa trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn uống và hạn chế thịt đỏ, natri và đồ ngọt…

Hạn chế rượu bia: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao. Đối với phụ nữ, không uống quá một ly mỗi ngày và đối với nam giới, không quá hai ly, theo AHA.

Cắt giảm muối: Đối với nhiều người, chế độ ăn ít natri có thể giúp giữ cho huyết áp bình thường.Lượng natri nạp vào càng cao thì huyết áp càng tăng. Bạn có thể cắt giảm tổng lượng muối ăn vào bằng cách tránh các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn có hàm lượng natri cao và không thêm muối vào bữa ăn của mình.

Theo dõi huyết áp: Đảm bảo rằng bạn được đo huyết áp thường xuyên,. Huyết áp cao thường xảy ra mà không có triệu chứng, vì vậy chỉ số đo huyết áp mới cho bạn biết liệu huyết áp có đang tăng hay không.

Nếu huyết áp dưới 120/80 mmHg, nên kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 20.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược, TP HCM)

BS Đinh Minh Trí

BẢN DESKTOP