Dinh dưỡng

Người bị bệnh loãng xương nên kiêng gì?

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những yếu tố nền tảng giúp giúp xương chắc khỏe hơn. 

Theo các chuyên gia y tế, loãng xương diễn biến âm thầm nhưng có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương nên việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng thuốc cần kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Đối với người bị loãng xương, việc thực hiện một chế ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho xương như canxi, vitamin D và protein sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương. Chế độ ăn uống này cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương ở những người chưa mắc bệnh.

Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa và các sản phẩm từ sữa; Cá, tôm, cua, ốc...; Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; Các loại rau lá xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…

Loãng xương diễn biến âm thầm nhưng có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương nên việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Loãng xương diễn biến âm thầm nhưng có thể gây biến chứng nặng nề là gãy xương nên việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, chúng ta cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D như: hải sản, trứng, sữa... Vitamin D giúp điều hòa hàm lượng canxi trong máu và xương, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Cần chú ý, nếu ăn quá nhiều một số loại thực phẩm có thêm đường, muối, thực phẩm chế biến sẵn, caffein và rượu có thể dẫn đến mất xương và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm này.

Thực phẩm chế biến sẵn

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt có liên quan đến mật độ khoáng trong xương thấp hơn và nguy cơ gãy xương cao hơn.

Lượng chất béo cao chủ yếu có nguồn gốc từ thực phẩm chế biến sẵn trực tiếp cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột. Nó cũng khiến bạn có nguy cơ béo phì cao hơn, điều này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương.

Thực phẩm nhiều đường

Một loại thực phẩm khác có thể được gọi là 'thuốc độc' cho sức khỏe xương của chúng ta là đường.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của xương và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa tiêu thụ đồ uống nhiều đường còn khiến cơ thể nhanh tăng cân và béo phì.... làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp.

Khi mọi người tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng tốt cần thiết cho sức khỏe của xương.

Thịt đỏ chứa chất béo bão hòa

Nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất béo trong chế độ ăn uống có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất béo đều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, trong khi đó, chế độ ăn vừa phải có thể giúp hỗ trợ mật độ xương khỏe mạnh.

Thịt đỏ đặc biệt chứa nhiều chất béo bão hòa và acid béo không bão hòa đa omega-6. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cường tiêu thụ các loại chất béo này có thể làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.

Caffein

Caffeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong hạt cà phê, sô cô la và một số loại trà. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy một số lợi ích đối với xương từ một lượng nhỏ caffeine, nhưng nếu sử dụng quá nhiều caffeine có thể cản trở quá trình chuyển hóa xương và có khả năng làm mất canxi từ xương.

Cách tốt nhất là giữ lượng caffeine của bạn ở mức tối thiểu khi bị loãng xương. Hoặc thay vào đó, nên chọn cà phê, trà đã khử caffeine và các loại đồ uống không chứa caffeine tự nhiên khác.

Thực phẩm giàu oxalat

Oxalat là các hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm thực vật liên kết với canxi và làm canxi trở nên không thích hợp để cơ thể hấp thu. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến mất canxi và cuối cùng là mật độ khoáng xương kém hơn, đặc biệt nếu bạn đã bị loãng xương.

Một số loại thực phẩm giàu oxalat nhất là rau lá xanh và các loại đậu như đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng. Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng rất tốt cho sức khỏe và không nhất thiết phải loại bỏ khỏi chế độ ăn uống.

Nghiên cứu cho thấy, nấu chín thực phẩm giàu oxalat có thể làm giảm đáng kể hàm lượng oxalat của chúng. Các biện pháp như ngâm, luộc và hấp là cách tốt nhất để loại bỏ oxalat.

Rượu bia

Tránh uống rượu bia khi bị loãng xương vì nó có thể cản trở khả năng xây dựng lại và củng cố xương đúng cách của cơ thể. Điều này đặc biệt trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu tiêu thụ rượu bia quá mức.

Uống rượu có thể ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, magie và vitamin D hỗ trợ sức khỏe của xương. Rượu cũng có thể làm thay đổi chức năng bình thường của các hormone trong cơ thể liên quan đến việc giữ cho xương chắc khỏe, như hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và estrogen.

Thực phẩm giàu natri

Natri là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng hấp thụ quá nhiều natri có thể gây ảnh hưởng xấu xương. Một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 2.300 miligam natri mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tiêu thụ nhiều hơn lượng natri khuyến nghị. Khi thận không thể loại bỏ hết lượng natri dư thừa, xương sẽ bị phá vỡ để giải phóng kiềm và cân bằng axit-bazơ, dẫn đến mất canxi từ xương và gây ra bệnh loãng xương.

Do đó, hãy tránh thực phẩm chứa nhiều muối như sandwich, pizza, súp, thịt nguội, phô mai, trứng và đồ ăn đóng gói mặn như khoai tây chiên và bánh quy, …

Giang Thu (T/H)

BẢN DESKTOP