Dữ liệu y khoa

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý điều gì khi ăn trái cây?

  • Tác giả : Kiều Dụ (Theo SH)
Kiểm soát thời gian; ăn khi đường huyết ổn định; chú ý lượng thức ăn,... là những điều mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn trái cây.

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa mãn tính được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao kéo dài. Trong những trường hợp bình thường, insulin trong cơ thể thúc đẩy các tế bào hấp thụ và sử dụng glucose trong máu để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tuy nhiên, ở bệnh nhân đái tháo đường, do insulin tiết ra không đủ hoặc tế bào phản ứng kém với insulin, glucose trong máu không được tế bào sử dụng hiệu quả, từ đó tích tụ trong máu, hình thành tình trạng tăng đường huyết.

Đối với những người mắc chứng tiểu đường, họ thường rất thận trọng khi ăn, vì sợ ăn một số loại thực phẩm có hàm lượng đường tương đối cao, chỉ cần họ cảm thấy thức ăn có vị hơi ngọt, họ sẽ không ăn nữa. Đặc biệt là trái cây, nhiều người mắc chứng tiểu đường chỉ biết nhìn người khác ăn chứ không dám động vào.

Tuy nhiên, thực tế, có 5 loại trái cây khiến bệnh tiểu đường "sợ hãi", nên ăn thường xuyên.

Người tiểu đường cần lưu ý điều gì khi ăn trái cây?

1. Kiểm soát thời gian

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây giữa các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, 9h đến 9h30, 15h đến 16h và khoảng 21 giờ đều là những khoảng thời gian thích hợp để ăn, không chỉ ngăn chặn sự mất ổn định của lượng đường trong máu còn để ngăn ngừa hạ đường huyết.

2. Ăn khi đường huyết ổn định

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý, dù là loại trái cây có hàm lượng đường rất thấp cũng không được ăn khi lượng đường trong máu không ổn định. Chỉ khi lượng đường trong máu ở trạng thái bền vững và ổn định, không có triệu chứng nhiễm trùng hoặc biến chứng, bạn mới có thể ăn một số loại trái cây với số lượng nhỏ.

Sau khi ăn trái cây, hãy chú ý theo dõi xem có dấu hiệu tăng lượng đường trong máu hay không. Nếu lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn trái cây, thì không nên tiếp tục ăn nữa.

3. Trái cây an toàn

Đối với bệnh nhân tiểu đường, ngoài 5 loại quả kể trên, nên chọn đu đủ, bưởi, cà chua, sơ ri trong số các loại trái cây. Hàm lượng đường trong bốn loại trái cây này rất thấp, có tác dụng phụ trợ nhất định trong việc ổn định lượng đường trong máu.

Bệnh nhân cũng không được ăn trái cây có chỉ số đường cao như vải, nhãn, sầu riêng, táo tàu. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý không nên uống nước ép trái cây, sẽ làm tăng chỉ số đường huyết và làm thất thoát một lượng lớn chất xơ trong trái cây.

4. Chú ý đến lượng thức ăn

Bệnh nhân tiểu đường tuy có thể ăn trái cây nhưng phải kiểm soát số lượng, tốt nhất mỗi ngày không nên vượt quá 200 gam trái cây, nếu ngày đó ăn trái cây thì nên giảm bớt lượng ăn trong các bữa ăn cho phù hợp để có thể kiểm soát được lượng ăn vào trong ngày.

Nói chung, đối với bệnh nhân tiểu đường, phải chăm chỉ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, để lượng đường trong máu của bạn có thể kiểm soát được trong một phạm vi ổn định.

Loại trái cây tuyến tụy cực thích, ăn nhiều đẩy lui tiểu đường

1. Ổi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đây là loại trái cây nhiệt đới, rất giàu protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, nếu ăn loại quả này đúng cách có thể kích hoạt quá trình tiết insulin, giúp đẩy nhanh quá trình thải đường trong mạch máu, ổn định đường huyết hiệu quả .

2. Quả sung

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều người không thích ăn quả sung, thế nhưng trên thực tế, loại quả này mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đây được xem là loại trái cây giàu chất xơ, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì nó có thể giúp người bệnh hạ đường huyết.

3. Kiwi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quả Kiwi có chứa chất các dưỡng chất có thể ổn định lượng đường trong máu và có giá trị dược liệu cao, có tác dụng kích thích các tế bào biệt lập tiết ra insulin, hạ đường huyết, trộn bột quả kiwi và bột khổ qua có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

4. Táo gai

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhắc đến táo gai, mọi người sẽ vô thức chảy nước miếng, chính là bởi vì táo gai có thành phần khiến vị của nó tương đối chua, có thể nói nó là một loại thực phẩm có tính axit.

Táo gai có tác dụng khai vị, giúp ăn ngon, táo gai càng chứa nhiều axit lại có thể cải thiện nhu động và khả năng tiêu hóa của dạ dày, đồng thời có tác dụng giãn mạch. Chiết xuất từ quả táo gai có thể làm giảm đáng kể mức độ hiện diện của các hợp chất gây viêm trong cơ thể, góp phần làm giảm viêm mà tình trạng viêm mãn tính được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như hen suyễn, tiểu đường tuýp 2 và 1 số bệnh ung thư.

5. Dâu tây

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hàm lượng calo và chất béo trong dâu tây thấp, giàu vitamin và các chất dinh dưỡng khác, có thể đóng vai trò phụ trợ tốt trong việc hạ đường huyết, đồng thời thúc đẩy hiệu quả quá trình tiết insulin trong cơ thể, từ đó cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể.

Kiều Dụ (Theo SH)

BẢN DESKTOP