Dữ liệu y khoa

Ngủ ít hay nhiều có nguy cơ đột quỵ?

  • Tác giả : Thúy Nga
Ngoài các các yếu tố liên quan đến nguy cơ đột quỵ như: hút thuốc, hoạt động thể chất, trầm cảm và uống rượu… thì rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ.

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, ngủ lâu hơn 9 tiếng và chợp mắt 90 phút mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên toàn thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đột quỵ như lối sống, hút thuốc cho tới các tình trạng bệnh có sẵn.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, nghiên cứu mới phát hiện ra rằng ngủ quá nhiều hoặc ít đều làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bao gồm cả đột quỵ.

Theo đó, tiến sĩ Christine McCarthy tại Đại học Galway ở Ireland tác giả của 1 nghiên cứu cho biết: "Kết quả của chúng tôi không chỉ cho thấy rằng các vấn đề về giấc ngủ của từng cá nhân có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của một người.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã xem xét gần 4.500 người, trong đó có hơn 2.200 người sống sót sau đột quỵ, nhóm này được so sánh với hơn 2.200 người không bị đột quỵ. Những người tham gia có độ tuổi trung bình là 62, họ được hỏi về các hành vi khi ngủ, bao gồm cả việc chợp mắt và các vấn đề về hô hấp trong khi ngủ.

Ngủ ít hay nhiều có nguy cơ đột quỵ? ảnh 1

Ngủ ít hay nhiều có nguy cơ đột quỵ?

Nhóm nghiên cứu cũng đã tính đến các yếu tố nhiễu liên quan đến nguy cơ đột quỵ, bao gồm: hút thuốc, hoạt động thể chất, trầm cảm và uống rượu.

Kết quả cho thấy, tổng cộng có 162 người bị đột quỵ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm, so với 43 người không bị đột quỵ. Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 3 lần so với những người ngủ trung bình 7 tiếng.

Ngoài ra, 151 người sống sót sau đột quỵ đã ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm, so với 84 người không bị đột quỵ. Những người ngủ nhiều có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với những người ngủ đủ 7 tiếng.

Kết quả cũng cho thấy những người ngủ trưa hơn một giờ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 88% so với những người không ngủ.

Nhóm nghiên cứu cho hay, những người ngáy trong khi ngủ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 91% so với những người không ngáy.

Những người khịt mũi trong khi ngủ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp gần 3 lần so với những người không khịt mũi.

Những người có cơn ngừng thở trong khi ngủ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp gần 3 lần so với những người không bị gián đoạn hô hấp trong khi ngủ.

Nhóm nghiên cứu lưu ý: "Bác sĩ nên quan tâm hơn nữa đối với những người đang gặp vấn đề về giấc ngủ. Các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ cũng có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các nghiên cứu trong tương lai nên chú trọng vào chủ đề này".

Một nghiên cứu khác trên 31750 người, trong đó không ai có tiền sử đột quỵ hay bất kỳ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào khác. Những người tham gia trả lời các câu hỏi về thói quen ngủ của họ và các nhà nghiên cứu đã theo dõi lâm sàng nhóm này trong 6 năm. Kết quả cho thấy, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên và ngủ hơn 7 tiếng mỗi đêm đều có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng 8% người tham gia có thói quen chợp mắt kéo dài hơn 90 phút và 24% cho biết ngủ ít nhất 9 giờ mỗi đêm. Khoảng thời gian nghiên cứu, có 1557 ca đột quỵ trong số những người tham gia.

Những người ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 23% so với những người thường xuyên chỉ ngủ 7-8 tiếng. Vì vậy, kết luận rằng những người ngủ lâu hơn 9 giờ và chợp mắt hơn 90 phút mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 85% so với những người ngủ đêm và trưa vừa phải.

Chất lượng giấc ngủ dường như đóng một vai trò quan trọng. Những người báo cáo chất lượng giấc ngủ kém có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 29% so với người có chất lượng giấc ngủ tốt. Những kết quả này tiếp tục có ý nghĩa về tác hại của ngủ quá nhiều sau khi điều chỉnh các yếu tố tiềm ẩn như tăng huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường,...

Những kết quả này nêu bật tầm quan trọng của việc ngủ trưa, thời gian vừa phải và chất lượng giấc ngủ tốt, đặc biệt là ở người trung niên và người lớn tuổi.

Như vậy, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh thì bạn cần thay đổi giờ giấc ngủ sao cho phù hợp.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP