Y học và đời sống

Ngũ da bì chữa viêm da dị ứng

  • Tác giả : Thúy Nga
(khoahocdoisong.vn) - Trong thành phần của ngũ da bì có chứa acid asiatic, glycozid triterpen có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, chống lở loét và bảo hộ tế bào gan... nên rất tốt để chữa viêm da dị ứng (Eczema).

Cây ngũ da bì còn có tên gọi khác là cây chân chim, cây lằng, sâm nam, lông veng vuông. Đây là loại cây nhỏ, có thể cao 2-8m. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6 – 8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù, dài 7 – 17cm, rộng 3 – 6cm. Cây mọc hoang rải rác khắp nơi, thường mọc ở ven rừng, chân núi, sườn đồi, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Hoà Bình, Ninh Bình, Bắc Giang…

Ngũ da bì vị đắng chát, tính mát, có công dụng khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu, thư cân hoạt lạc, thường được dùng để chữa cảm sốt, sưng đau họng, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau, một số bệnh da liễu, trong đó có eczema.

Có được công dụng chữa bệnh da liễu nói chung và eczema nói riêng là do trong thành phần có chứa acid asiatic, glycozid triterpen có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, chống lở loét và bảo hộ tế bào gan.

Khi bị eczema có thể dùng:

1. Lá ngũ gia bì, bạch chỉ, hy thiêm thảo (cây cỏ đĩ), rễ gấc, tỳ giải, thổ phục linh các vị bằng nhau 20g, sắc uống ngày một thang, chia 2 lần vào sáng và tối, liệu trình trong 7 ngày.

2. Dùng viên ngũ gia bì, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5 viên.

3. Cành nhỏ ngũ gia bì lượng vừa đủ, sắc lấy nước để ngâm rửa vùng tổn thương nhằm giảm cảm giác ngứa ngáy.

4. Rễ ngũ gia bì tươi rửa sạch, giã nát cùng với hoa cúc trắng rồi đắp trực tiếp lên vùng tổn thương trong 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. 

BS Hoàng Khánh (Hội Đông y Việt Nam)

Thúy Nga

BẢN DESKTOP