Giàn cây dây leo xanh mướt trước mặt tiền của ngôi nhà ở Hà Nội nhận được nhiều lời khen ngợi khi hình ảnh được đăng trên tạp chí kiến trúc Archdaily (Mỹ). Mặt tiền căn nhà giống như một thác nước xanh dễ chịu thu hút người qua đường.
|
Green Renovation là công trình cải tạo nhà đơn lẻ nguyên mẫu tại Hà Nội, được thiết kế với mục đích trả lại màu xanh cho thành phố đồng thời tạo môi trường sống thoải mái. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Ngôi nhà cũ 15 tuổi ở trong tình trạng tối tăm, ẩm ướt và ẩm mốc, không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại của gia chủ. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Vì vậy, việc cải tạo ngôi nhà để có môi trường sống xanh, ngập tràn ánh sáng là điều cần thiết. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Theo đó, cầu thang bê tông lớn được thay thế bằng cầu thang thép thanh mảnh, tạo ra giếng trời hình tam giác, qua đó ánh sáng tự nhiên và thông gió được đưa vào từ giếng trời. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Các bức tường của giếng trời được hoàn thiện bằng đá cẩm thạch lồi lõm giúp phản chiếu và khuếch tán ánh sáng. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Tầng trệt được nâng lên để lắp đặt lớp thông gió bên dưới, nhằm ngăn hơi ẩm bốc lên và ngưng tụ, một vấn đề thường gặp ở những ngôi nhà phố tại Hà Nội vào thời điểm giao mùa. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Mặt tiền căn nhà giống như một thác nước xanh dễ chịu thu hút người qua đường. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Hàng rào an ninh cũ được gỡ bỏ và thay thế bằng giàn thép mạ kẽm, gắn vào ban công hiện có, trên đó có giàn cây dây leo. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Vì vậy, các ban công không sử dụng biến thành không gian cho cây xanh, giữ được sự riêng tư. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Ở bên trong, mọi phòng đều có thể ngắm nhìn cảnh quan xanh và hít thở không khí trong lành. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Phòng ngủ ngập nắng, ngập gió và mát rượi. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Mặt tiền xanh và khu vườn trên mái góp phần giúp bảo vệ tòa nhà khỏi ánh nắng gay gắt từ phía Tây đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng. Ảnh: Hiroyuki Oki |
|
Hệ thống mặt tiền và mái xanh có thể áp dụng cho tất cả các tòa nhà ở vùng khí hậu nhiệt đới. Ảnh: Hiroyuki Oki |
Hoàng Minh (theo Archdaily)