Thời sự

“Nghệ thuật ăn uống” detox cơ thể

  • Tác giả : Thúy Nga
Để thoải mái thưởng thức hương vị ngày Tết mà không lo tăng cân và tích tụ độc tố cần có “nghệ thuật ăn uống”.

“Ngày Tết, để được tự do ăn món yêu thích mà không lo tăng cân mất dáng đẹp, nên ăn điều độ, tính toán lượng calo mỗi khi ăn các món chiên rán hoặc món ăn chứa tinh bột. Bánh kẹo hãy chọn loại ít đường, không chứa hương liệu và nên sử dụng loại được làm từ ngũ cốc, bánh nguyên cám....” - BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Medlatec Hà Nội nói.

Tận hưởng hương vị Tết trọn vẹn

Chọn thực phẩm giải độc theo từng bộ phận cơ thể

Muốn giải độc máu: Ăn tỏi, đậu, đậu phụ, rau lá xanh, gừng, bông cải xanh.

Giải độc đường ruột: Đậu, sữa chua, trái cây tươi, rau xanh, hạt lanh.

Giải độc bàng quang: Khoai lang, chanh, thịt bò, rau lá xanh, táo, dưa chuột.

Giải độc tuyến tụy: Bông cải xanh, tỏi, cà chua, rau lá xanh, súp lơ, quả mọng.

Giải độc thận: Ớt, hành, dầu oliu, cá, bắp cải, rau.

Giải độc gan: Trái cây có múi, Atiso, bắp cải, rau mầm, trà xanh, rau lá xanh.

ThS.BS Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện K cho biết, Tết Nguyên đán 2024 là giai đoạn mọi người nghỉ ngơi thoải mái. Bởi vậy, một số quy tắc ăn uống thường ngày cũng dễ bị phá vỡ, dẫn tới những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá.

Việc ăn quá nhiều bánh chưng, thịt bò, lợn, thức ăn dầu mỡ, bánh kẹo ngọt cùng các món ngon ngày Tết, nhưng lại thiếu rau xanh, trái cây sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng khá nghiêm trọng, hậu quả để lại là sau Tết số lượng các ca bệnh về đường tiêu hóa tăng lên đáng kể tại các bệnh viện.

Vì vậy, để có thể tận hưởng hương vị Tết một cách trọn vẹn mà vẫn vui khoẻ, hãy thực hiện như sau:

- Uống nước lọc, nước ép trái cây thay cho các loại bia rượu và nước có ga. Nước ngọt, rượu bia nếu có, chỉ nên nhấp môi khai vị.

- Cân bằng bữa ăn với rau xanh, hoa quả tươi (giàu vitamin, chất xơ).

- Không tích trữ quá nhiều thực phẩm, đặc biệt những thực phẩm giàu tinh bột, chất béo.

- Hạn chế nấu, ăn các thực phẩm chiên rán xào nhiều dầu mỡ. Nên ăn luộc, hấp hoặc các món salad .

- Không ăn quá no hoặc ăn liên tục một món.

- Tránh “no dồn, đói góp”: bỏ bữa hay ăn quá nhiều vào 1 bữa.

- Ăn ít bánh mứt: vì nó sẽ gây tăng cân và ảnh hưởng xấu tới tim mạch

- Ăn uống đúng giờ.

- Lên thực đơn cho từng ngày, tuỳ từng đối tượng, tránh gây nhàm chán. Ví dụ: Với người cao tuổi hoặc người có tiền sử bệnh về tiêu hoá: Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Thực đơn thay đổi theo từng bữa ăn, tránh ăn đi ăn lại một món; Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chỉ ăn khoảng 70% khả năng của dạ dày tránh dạ dày làm việc quá tải dẫn tới khó tiêu.

Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể

Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể

Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao, thực phẩm chế biến sẵn, dưa cà muối, thịt muối…, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên chế biến theo phương pháp hấp, luộc, hầm, thái nhỏ và đồ mềm để dễ nhai nuốt và tiêu hóa.

Tốt hơn ăn cá nhiều hơn thịt, ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như vừng, đậu hũ, các loại đậu, thực phẩm hữu cơ… Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột và chất béo như bánh chưng, giò thủ, thịt nấu đông…

Uống đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 1,5 lít/ngày).

Bữa ăn với cầu vồng rau xanh và quả chín

Theo TS Huỳnh Nam Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia để có được tình trạng sức khỏe tốt về cả thể chất lẫn tinh thần và phòng chống các rối loạn chuyển hóa, Tết cần có bữa ăn cân đối hợp lý, tăng cường tiêu thụ rau xanh, quả chín, phối hợp nhiều loại (nhiều màu sắc) khác nhau để lấy được những gì tốt nhất từ thực phẩm.

TS Phương phân tích, thức ăn nào cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng có loại nhiều chất này, có loại lại nhiều chất khác. Tất cả thực phẩm đều có thể kết cấu thành các chế độ ăn dinh dưỡng khác nhau.

Theo quan điểm của dinh dưỡng, không có loại thực phẩm chuyên biệt nào mà bản thân nó được coi là “thực phẩm tốt” hay “thực phẩm xấu”. Điều cơ bản là việc phối hợp, bổ sung giữa các thực phẩm để đáp ứng được nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của một cá thể.

Cần ăn đa dạng thực phẩm và chia đều ra thành các bữa trong ngày.

Cần ăn đa dạng thực phẩm và chia đều ra thành các bữa trong ngày.

Cần ăn đa dạng thực phẩm và chia đều ra thành các bữa trong ngày.

Do đó, lời khuyên hợp lý là chúng ta cần ăn đa dạng thực phẩm và chia đều ra thành các bữa trong ngày. Ăn uống đa dạng là ăn thực phẩm từ tất cả các nhóm với tỷ lệ cân đối hàng ngày, đồng thời lựa chọn các thực phẩm đa dạng ngay trong một nhóm.

Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật. Rau quả nói chung chứa ít chất béo, cholesterol và muối, nhưng lại cung cấp các carbohydrate phức hợp, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Rau quả đa số ít năng lượng, chứa đường tự nhiên thay vì đường tinh luyện (như trong các loại đồ ngọt chế biến công nghiệp) nên ít làm tăng đột ngột đường máu sau ăn.

Điều này đặc biệt tốt với những người mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Rau quả còn cung cấp chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa, ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, chống táo bón, góp phần bình ổn đường máu, giảm cholesterol máu. Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ giúp giảm nguy cơ tim mạch, đột quỵ, béo phì, sỏi thận, một số loại ung thư, đái tháo đường type 2 và các rối loạn về xương.

TS. Huỳnh Nam Phương cảnh báo, với lối sống hiện đại, ảnh hưởng của đô thị hóa, thức ăn đường phố, thức ăn nhanh lấn lướt bữa ăn gia đình truyền thống. Rau quả lại không được coi là thức ăn thời thượng nên xuất hiện ít hơn hoặc với tỷ lệ nhỏ hơn trong các buổi tiệc thừa thịt cá và ngay cả những bữa ăn ngày Tết.

Rau quả có thể chia thành 5 nhóm theo màu sắc của chúng: Màu đỏ, tím/xanh lơ, cam, xanh lá cây và trắng/nâu. Mỗi màu chứa một nhóm hoạt chất sinh học có tác dụng đặc thù phòng chống một loại bệnh nào đó. Vì vậy, nên ăn bữa ăn với nhiều loại rau quả khác nhau cho màu sắc sinh động, kích thích các giác quan giúp ăn ngon miệng, đồng thời cung cấp nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe.

12 công thức Smoothie trong vòng 12 ngày

12 công thức Smoothie trong vòng 12 ngày

12 công thức Smoothie trong vòng 12 ngày

Không những thơm ngon, smoothie slim detox còn là phương pháp giảm cân không gây mất nước hay đau dạ dày, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hoá, thanh lọc, đào thải độc tố và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.

Ngày 1: Cải bó xôi, cam, dứa, xoài và hạt chia.

Ngày 2: Cải bó xôi, táo, lê, chuối, kiwi và hạt chia.

Ngày 3: Cải bó xôi, cam, dâu, dứa và hạt chia.

Ngày 4: Cải bó xôi, chuối, dứa và hạt chia.

Ngày 5: Cải bó xôi, kiwi, dứa, xoài, lê, chuối và hạt chia.

Ngày 6: Thanh long, chuối, cam, táo và hạt chia.

Ngày 7: Cải bó xôi, việt quất, kiwi, chuối, bơ, bột yến mạch, hạt điều, hạt chia và 1/4 quả chanh.

Ngày 8: Cải Kale, táo, chuối, xoài, dâu và hạt chia.

Ngày 9: Cải Kale, thanh long, dứa, táo, chuối, hạt chia và bột yến mạch.

Ngày 10: Cải Kale, nho, dâu, chuối, cam, hạt chia và bơ đậu phộng.

Ngày 11: Cải Kale, táo, chuối, dứa, kiwi, hạt chia và bột yến mạch.

Ngày 12: Táo, xoài, lê, thanh long, dâu, chuối, hạt điều và hạt chia.

Thúy Nga

BẢN DESKTOP