Trong nước

Nắng nóng: Người mỡ máu, huyết áp cao... cần chú ý gì?

  • Tác giả : Bác sĩ Đinh Minh Trí
Nhiệt độ nóng bức sẽ khiến cho tim đập nhanh, huyết áp tăng... nên người mỡ máu, cao huyết áp cần chú ý phòng tránh tim mạch, đột quỵ.

Uống nhiều nước

Không khát cũng phải uống nước vì vào mùa hè nóng nực thì sự bài tiết mồ hôi gia tăng làm quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao vì vậy dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.

Cụ thể, nắng nóng vừa khiến thân nhiệt người bệnh tăng, kích thích làm tim đập nhanh, gây tăng huyết áp. Nhưng cũng có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi để làm giảm thân nhiệt.

Điều này lại làm cơ thể mất nước. Nếu người cao tuổi không kịp thời uống bù đủ nước thì có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm hơn như trụy mạch, tụt huyết áp, thậm chí đột quỵ do máu kém lưu thông hình thành các cục máu đông.

Hơn nữa, trời nắng nóng có thể gây tăng huyết áp cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh cao huyết áp vào mùa hè nếu ngủ không ngon giấc thì rất dễ bị tăng huyết áp vào ban đêm và gây hại cho tim mạch.

Nhiệt độ nóng bức sẽ khiến cho tim đập nhanh, huyết áp vì vậy người cao huyết áp sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, nếu như không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim...

Nắng nóng: người mỡ máu, huyết áp cao ... cần chú ý gì?

Nắng nóng: người mỡ máu, huyết áp cao ... cần chú ý gì?

Cố gắng vận động

Một yếu tố khác là trong trời nắng nóng, nhiều người thường "lười" vận động và ít ra ngoài. Xu hướng ngồi trong phòng điều hòa rất nguy hiểm vì có thể gây co mạch đột ngột và làm tăng huyết áp trong cơ thể.

Khi thời tiết nóng bức, dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, điều này khiến nhiều bệnh nhân cao huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi thường ngại vận động, đi lại. Thực tế, vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu. Vì thế có người đã ví sự vận động chính là “tập thể dục cho mạch máu”.

Chính vì vậy dù nắng nóng nhưng người bệnh cao huyết áp nên cố gắng vận động. Quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở đi, nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…

Ngủ đủ

Đặc trưng của người cao huyết áp là hay bị mất ngủ vào ban đêm, nhất là khi thời tiết nóng nực, đặc biệt người cao tuổi càng dễ bị bứt dứt, khó chịu và gây mất ngủ. Điều đó kéo theo hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm hại tim mạch. Nếu để tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (đau tim, nhồi máu cơ tim...).

Không nên mở điều hòa nhiệt độ thấp

Điều này đặc biệt rất nguy hiểm với người bị cao huyết áp bởi vì là khi mới từ ngoài trời nóng vào thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngược lại, nếu đang ở trong phòng có máy điều hòa trong một thời gian rồi lại đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức thì các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định.

Để tránh nguy cơ bệnh tăng nặng, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim... cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ, không đột ngột từ phòng lạnh ra ngoài trời nóng.

Không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, nhiệt độ phù hợp nên từ 26ºC trở lên tốt nhất là 28 độ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bác sĩ Đinh Minh Trí (Đại học y dược TP HCM)

Bác sĩ Đinh Minh Trí

BẢN DESKTOP