Sức khỏe mới

Muốn dùng thêm thuốc điều trị đái tháo đường ngoài insulin

  • Tác giả : TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, B
Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám để được hướng dẫn điều trị hoặc chỉnh thuốc cho phù hợp với diễn biến của bệnh.

Hỏi: Tôi bị đái tháo đường týp 1 phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày đã nhiều năm. Gần đây, tôi liên tục phải tăng liều tiêm insulin. Tôi nghe mách dùng thuốc Pramlintide hoặc Metformin để hỗ trợ trị liệu. Xin hỏi, các thuốc hỗ trợ này có tác dụng gì?

Nguyễn Văn Đức (Hà Nội)

ngoai-insulin.png
Muốn dùng thêm thuốc điều trị đái tháo đường ngoài ínulin.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai: Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám để được hướng dẫn điều trị hoặc chỉnh thuốc cho phù hợp với diễn biến của bệnh.

Theo y văn, có 4 loại thuốc được nghiên cứu nhiều về khả năng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường typ 1, gồm:

1. Metformin có hiệu quả thấp và chưa được Mỹ, châu Âu chấp thuận. Có thể dùng cho bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Pramlintide có hiệu quả tương đối (giảm HbA1C 0,3 - 0,4%), nhất là đường huyết sau ăn, được Mỹ chấp thuận.

3. GLP-1 RA cũng có hiệu quả giảm đường huyết (giảm HbA1C 0,2 - 0,4%) nhưng gây giảm cân nhiều, chưa được Mỹ và châu Âu chấp thuận. Có thể cân nhắc dùng cho bệnh nhân béo nhiều, đang phải dùng insulin liều cao hoặc có nguy cơ bị biến chứng tim mạch, thận.

4. Ức chế SGLT-2 hoặc ức chế cả SGLT-1/2. Hiện được châu Âu chấp thuận cho bệnh nhân đái tháo đường typ 1 có BMI > 27kg/m2. Cũng có bằng chứng giảm đường huyết, nhưng lo ngại nguy cơ cao gây nhiễm toan ceton. Cân nhắc dùng cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch, thận.

Lưu ý tất cả các chỉ định trên đều chưa được Việt Nam chấp thuận. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, B

BẢN DESKTOP