Dữ liệu y khoa

Muốn cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật cần bổ sung ngay vi chất này mỗi ngày

  • Tác giả : Khánh Thủy
Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein...

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Trưởng phòng Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, kẽm đóng vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con người cho dù kẽm chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể.

Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN – polymerase trong quá trình nhân bản ADN. Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ em.

Kẽm vừa là cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm có độ tập trung cao trong não, nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh.

Ở não kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng hồ hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu... việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt.

Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính. Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt.

Trong nhiều nghiên cứu, kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh. Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường.

Kẽm có trong da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm.

Thiếu kẽm làm giảm sự nhạy cảm của vị giác, gây tình trạng chán ăn và một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng. Kẽm cũng giúp tổng hợp, bài tiết hormon tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, đặc biệt là sò. Trung bình 100g sò có chứa 13,4 mg kẽm. Ngoài sò thì cua, hàu, hến… cũng là lựa chọn cung cấp kẽm tốt để thay đổi món ăn mỗi ngày. Khi ăn loại thực phẩm này nên được nấu chín hoàn toàn, tránh ăn tái sống vì có thể gây độc.

Trứng cũng là thực phẩm giàu kẽm. Một quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 3,7mg kẽm, cùng với đó là 77 calo, 5g chất béo tốt và 6g protein. Trứng cung cấp choline - dinh dưỡng mà nhiều người bị thiếu hụt.

Củ cải trắng, đậu Hà Lan, ổi… là các loại rau củ cung cấp nhiều kẽm, vì vậy trong các bữa ăn hàng ngày nên bổ sung thêm thực phẩm này để phòng chống thiếu kẽm, phòng chống bệnh tật.

Khánh Thủy

BẢN DESKTOP